Tên Khu công nghiệp/Khu chế xuất

Tổng kết về các KCN tại tỉnh Hà Nam

Với việc phát triển nhiều KCN, tỉnh Hà Nam hứa hẹn sẽ là một trong những trung tâm kinh tế lớn hàng đầu cả nước. TTL logistics tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng số 1 tại đây.

Ngày 19/11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nam Định cho biết, cùng ngày Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Anh Dũng đã ký, ban hành 2 quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định), Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).

Theo 2 quyết định trên, Cụm công nghiệp Mỹ Thuận rộng 69,23 ha, nằm trên địa bàn xã Mỹ Thuận, TP Nam Định (gần Khu công nghiệp Mỹ Thuận), ngành nghề hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là cơ khí công nghệ cao; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, máy móc thiết bị; sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử công nghệ cao; chế biến lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ; chế biến gỗ; sản xuất đồ gia dụng; chế tạo các sản phẩm nhựa; công nghiệp chế biến, sản xuất và chế tạo khác; công nghiệp hỗ trợ.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Mỹ Thuận là Công ty CP Thịnh Vượng Mỹ Lộc; tổng vốn đầu tư gần 930 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án 24 tháng, kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa; thời gian hoạt động 50 năm.

Cụm công nghiệp Thắng Cường có diện tích 75 ha, thuộc địa bàn các xã Yên Thắng, Yên Cường, huyện Ý Yên; ngành nghề hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo máy; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ; công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất dược liệu; sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô; Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, thiết bị Điện; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Thắng Cường là Công ty CP Bateco Thắng Cường; tổng mức vốn đầu tư hơn 1.030 tỷ đồng; tiến độ thực hiện 24 tháng, kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa; thời gian hoạt động 50 năm.

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tập trung phát triển Khu kinh tế Ninh Cơ (rộng 13.950 ha, thuộc 2 huyện ven biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu); tiếp tục khai thác 6 KCN đã được thành lập (Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Bảo Minh mở rộng, Dệt may Rạng Đông, Mỹ Thuận); phát triển thêm 10 Khu công nghiệp mới cùng nhiều Cụm công nghiệp ở địa bàn 9 huyện, thành phố trong tỉnh.

Quy hoạch cũng xác định tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh theo mô hình tổ chức không gian “3 vùng động lực, 4 cực tăng trưởng, 5 hành lang kinh tế”.

Khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng

Được xây dựng tại Thị xã Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, KCN Đồng Văn I mở rộng có vị trí chiến lược khi nằm ngay sát nút giao Vực Vòng lối lên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Đây là vị trí hết sức thuận lợi cho hoạt động logistics, vận vải và kho vận.  Chính vì vậy, tại đây thu hút được nhiều vốn của nhà đầu tư về điện tử, máy tính, sản xuất và chế tạo ô tô cũng như các ngành nghề sản xuất khác.

Một số đặc điểm về vị trí của KCN Đồng Văn I mở rộng:

– Cách lối lên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình chỉ 2km – Cách thành phố Hà Nội: 40km – Cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 70km – Cách cảng Hải Phòng 90km

Khu công nghiệp Đồng Văn II nằm trên khu vực đắc địa về phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Nam. KCN Đồng Văn II nằm tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (giáp Hà Nội), có vị trí thuận tiện, dễ dàng kết nối đến các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thuận tiện kết nối giao thông với Cảng Hải Phòng, Sân bay quốc tế Nội Bài,… điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Đồng thời khu công nghiệp cũng nằm gần khu vực dân cư, vì vậy tận dụng được lợi thế từ nguồn lực lao động tại địa phương. Cụ thể liên kết giao thông của khu công nghiệp như sau:

– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 45 km

– Cách sân bay quốc tế Nội Bài 70km

– Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 105km

– Cách biên giới Trung Quốc 120km

Về tính chất: KCN Đồng Văn II được phê duyệt là KCN đa ngành, chủ yếu thu hút các ngành nghề bao gồm ít gây ô nhiễm môi trường như: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; cơ khí…

Khu công nghiệp Đồng Văn III

Được quyết định thành lập từ những năm 2006, KCN Đồng Văn II kể từ đó cho đến này trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế lớn của không chỉ huyện Duy Tiên mà còn cả tỉnh Hà Nam.

Có được vị trí chiến lược, giúp cho KCN Đồng Văn II sở hữu tính liên kết vùng rất thuận lợi: ễ dàng kết nối đến các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thuận tiện kết nối giao thông với Cảng Hải Phòng, Sân bay quốc tế Nội Bài. Một số đặc điểm của KCN Đồng Văn II:

– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 45 km – Cách sân bay quốc tế Nội Bài 70km – Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 105km – Cách cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn 120km – Cách thành phố Phủ Lý 11km

Được phê duyệt thành lập từ năm 2018, KCN Đồng Văn IV sớm  trở thành một trong những KCN mạnh và có vai trò quan trọng của Hà Nam. KCN Đồng Văn IV quy hoạch tập trung vào đa ngành nghề như Ngành điện tử; Ngành sản xuất lắp ráp ô tô; Ngành cơ khí chế tạo; Ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghệ cao.

Vị trí địa lý của KCN Đồng Văn IV:

– Cách quốc lộ 1A khoảng 3 km – Cách cao tốc Hà Nội – Ninh Bình chỉ 5 km – Cách trung tâm thành phố Phủ Lý 16 km – Cách trung tâm thành phố Hà Nội 47 km – Gần các trung tâm logistics lớn tại miền Bắc: cách sân bay Nội Bài 74 km, cách cảng Hải Phòng 119 km

Là một trong những KCN lớn của Hà Nam, KCN Châu Sơn tận dụng rất tốt lợi thế của tỉnh là cửa ngõ quan trọng của thủ đô. Tại KCN Châu Sơn, có rất nhiều nhà đầu tư (Đông đảo đến từ Hàn Quốc) với tổ hợp đa ngành nghề: Cơ khí chế tạo tạo, lắp ráp, công nghiệp điện, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm; dệt may,… Tại đây cũng được quy hoạch các ngành nghề công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường.

Tại đây rất gần các trung tâm logistics lớn của cả nước và miền Bắc:

– Cách sân bay quốc tế Nội Bài 80 km – Cách cảng sông Thịnh Châu (Sông Đáy) 500 m – Cách cảng Hải Phòng 100 km

Với diện tích khoảng 100ha, KCN Hoàng Đông được tập trung phát triển sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu như may, thêu ren, giầy da, hóa mỹ phẩm, đồ gỗ gia dụng nội thất, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông lâm – thủy sản và công nghiệp lắp ráp điện tử điện lạnh.

Vị trí của KCN Hoàng Đông cũng rất thuận lợi:

– Cách Nội Bài khoảng 9km – Cách cảng Hải Phòng 120km

KCN Hòa Mạc được xây dựng trên địa bàn các xã Châu Giang,Trắc Văn và thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên , tỉnh Hà Nam. Với diện tích hơn 200ha, đây hứa hẹn là một trong những KCN trọng điểm của Hà Nam và phía Bắc.

Tính kết nối vùng của KCN Hòa Mạc cũng rất thuận lợi. Từ đây chỉ mất 45 phút di chuyển để vào trung tâm Hà Nội cũng như sân bay Nội Bài. Cách cảng Hải Phòng chỉ khoảng 100km, rất thuận lợi cho hoạt động hậu cần, logistics.

KCN Thanh Liêm có tổng diện tích gần 300ha, tập trung thu hút vốn đầu tư các ngành nghề sản xuất, công nghiệp, điện tử, công nghiệp tiêu dùng, công nghệ hóa mỹ phẩm. Nơi đây cũng được đầu tư bài bản, đồng bộ về cơ sở hạ tầng, điện nước, thong thông tin liên lạc.

KCN Thanh Liêm có vị trí thuận lợi cho logistics, kết nối với các KCN khác trong tỉnh Hà Nam

– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km – Cách sân bay Nội Bài 91 km – Cách cảng Hải Phòng 108 km – Cách các KCN lớn khác trong tỉnh trong bán kính 15 km

Được xây dựng trên địa bàn xã Bắc Lý, Nhân Đạo, Chân Lý thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, KCN Thái Hà có tổng diện tích 100ha. Kết nối vùng của KCN rất thuận lợi, khi có thể dễ dàng di chuyển tới các trung tâm logistics lớn, cũng như các tỉnh công nghiệp lân cận:

– Cách thành phố Hưng Yên 10,5 km; Cách thành phố Thái Bình 42 km – Cách trung tâm thành phố Hà Nội 75 km – Cách trung tâm thành phố Phủ lý 21,2 km – Cách cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình 17 km – Cách sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; Cách Cảng quốc tế Hải Phòng 107 km