GD&TĐ - Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự trên phạm vi toàn thế giới.

Hai biên đội tàu trên đường tuần tra tìm kiếm cứu nạn.

Tham gia chuyến tuần tra liên hợp lần này, về phía Hải quân Việt Nam có Biên đội Tàu 266 (kỳ hạm), Tàu 267 thuộc Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân, do Đại tá Hoàng Trung Dũng, Phó tham mưu trưởng tác chiến, Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Trung tá Bùi Duy Tưởng, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, Lữ đoàn 170 chỉ huy.

Về phía Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cử 2 tàu hộ vệ mang số hiệu 629 (kỳ hạm) và 648 thuộc Chi đội tàu hộ vệ 18, Chiến khu miền Nam, do Thượng tá Chu Diệm Tinh, Tham mưu trưởng Chi đội và Thượng tá Từ Chí Đằng, Chủ nhiệm Bộ công tác Chính trị, Chi đội tàu hộ vệ Chiến khu miền Nam chỉ huy.

Đại tá Hoàng Trung Dũng, Phó tham mưu trưởng tác chiến, Vùng 1 Hải quân chỉ đạo luyện tập chung (thứ 2 từ phải sang).

Hai bên đã tổ chức tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên phạm vi 10 điểm, 9 đoạn với quãng đường 255 hải lý, chào nhau theo thông lệ quốc tế, luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn, trao đổi thông tin liên lạc, ánh đèn, tín hiệu cờ. Đợt tuần tra liên hợp thực hiện đúng kế hoạch hai bên đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị kỹ thuật.

Tuần tra liên hợp được thực hiện 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11 nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân hai nước Việt Nam và Trung Quốc; duy trì an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh đã được phân định tại vùng biển vịnh Bắc Bộ; nâng cao khả năng phối hợp chung trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.

Sáng 15-6, Tàu 251, Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 75 với Tàu 1141, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Ngày 2-5, tại thành phố Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia), Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam và Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 33 về hoạt động tuần tra chung trong Vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia.

Sáng 10-4, Biên đội tàu 261, 264 Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 49 với Biên đội tàu 456, 526 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng và Đô đốc Viên Hoa Trí tại lễ đón chính thức

Tham gia đoàn công tác của Hải quân Việt Nam có các đồng chí: Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị (phụ trách Cục Chính trị); Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Học viện Hải quân; Đại tá Vũ Văn Nam, Tư lệnh Vùng 1; cán bộ Văn phòng Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân chủng, Trưởng phòng Cán bộ (Cục Chính trị), Trưởng phòng và trợ lý Phòng Đối ngoại (Bộ Tham mưu).

Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Trung Quốc tham gia hoạt động chính thức tại Trung Quốc.

Trong thời gian chuyến thăm, đoàn đã hội đàm với Đô đốc Viên Hoa Trí, Chính ủy Hải quân Trung Quốc; thăm Học viện Tàu thuyền Đại Liên…

Tại các buổi hội đàm, trao đổi, hai bên đều cho rằng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và hải quân hai nước thời gian qua phát triển tốt đẹp và là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt-Trung.

Hai bên nhất trí cần tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội và hải quân hai nước, giải quyết tốt bất đồng trên cơ sở nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội hai nước đã xác định, duy trì tốt an ninh, an toàn và hòa bình, ổn định ở khu vực.

Tại Học viện Tàu thuyền Đại Liên, sau khi tham quan cơ sở hạ tầng của nhà trường, đoàn công tác đã trao đổi về công tác giáo dục, đào tạo, quản lý học viên, kinh nghiệm hoạt động công tác chính trị tư tưởng ở nhà trường…

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng tặng Chuẩn Đô đốc Thiệu Thự Quang, Giám đốc Học viện Tàu thuyền Đại Liên quà lưu niệm

Chuyến thăm hữu nghị Hải quân Trung Quốc của đoàn cán bộ cao cấp Hải quân Việt Nam đã thành công tốt đẹp, góp phần tăng cường hiểu biết, sự tin cậy và hợp tác giữa hải quân hai nước, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

Trong khi đó, Moskva phải chia sẻ nguồn lực quân sự để đối phó với xung đột ở Ukraine, đặt ra những thách thức lớn về chiến lược và tầm ảnh hưởng địa chính trị.

Cuộc tấn công bất ngờ của Hayat Tahrir al-Sham (HTS) - nhánh của Jabhat al-Nusra, cùng các đồng minh - đã khiến quân đội Syria chịu tổn thất nặng nề. Nhóm này đã nhanh chóng chiếm giữ các khu vực chiến lược, đẩy quân đội chính phủ khỏi Aleppo, Hama và Homs trước khi tiến sát ngoại ô Damascus. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015, các lực lượng thánh chiến tiếp cận gần thủ đô, gây áp lực lớn lên chính quyền và cuối cùng buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ thủ đô Damascus.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov bác bỏ tin đồn về việc rút tàu chiến khỏi căn cứ Tartus. Ông khẳng định, các hoạt động quân sự của Liên bang Nga tại Địa Trung Hải vẫn đang diễn ra bình thường, đồng thời cho rằng những hình ảnh từ vệ tinh là nguyên nhân gây hiểu nhầm là các cuộc tập trận. Tuy nhiên, các cảnh báo từ những blogger chiến tranh nổi tiếng của Liên bang Nga, nhiều người có mối quan hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình. Theo đó, các cơ sở quân sự của Liên bang Nga tại Tartus và Hmeimim đang đối mặt với nguy cơ bị đánh chiếm hoặc phong tỏa, đe dọa khả năng duy trì hiện diện của Moskva tại Trung Đông.

Xem video quân nổi dậy Syria ăn mừng sau khi giành quyền kiểm soát Homs. Nguồn: Reuters.

Căn cứ Tartus - cảng biển chiến lược của Liên bang Nga ở Địa Trung Hải không chỉ đóng vai trò là trung tâm tiếp tế, mà còn là bàn đạp cho các hoạt động của Moskva tại châu Phi. Nếu căn cứ này rơi vào tay phiến quân, Moskva sẽ mất đi một mắt xích quan trọng trong chuỗi vận hành quân sự toàn cầu. Tương tự, căn cứ Hmeimim - nơi hỗ trợ các cuộc không kích của Liên bang Nga, là trọng tâm cho chiến lược kiểm soát không phận Syria. Theo một blogger có ảnh hưởng, việc mất Hmeimim đồng nghĩa với việc Liên bang Nga sẽ không thể thực hiện 75% các chiến dịch không kích tại đây và đẩy quân đội Syria vào thế bất lợi nghiêm trọng.

Sự hạn chế về nguồn lực là một trong những nguyên nhân khiến Liên bang Nga gặp khó khăn trong việc hỗ trợ Syria. Hiện tại, phần lớn lực lượng và khí tài quân sự của Liên bang Nga đang tập trung cho chiến trường Ukraine, nơi Moskva đang nỗ lực kiểm soát tình hình trước khi chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump triển khai các chính sách. Điều này khiến sự hỗ trợ của Liên bang Nga đối với chính quyền al-Assad bị giảm sút đáng kể, hoàn toàn khác biệt so với thời điểm năm 2015 khi Moskva can thiệp quyết liệt vào cuộc xung đột tại Syria.

Ngoài áp lực từ chiến trường, thách thức về chính trị cũng đang bủa vây Moskva. Sự can thiệp vào Syria từng được Tổng thống Vladimir Putin coi là biểu tượng của sức mạnh địa chính trị và năng lực quân sự của Liên bang Nga. Tuy nhiên, thất bại trong việc bảo vệ các căn cứ quan trọng sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín của ông. Một blogger chiến tranh nhận định rằng, nếu quân đội Liên bang Nga không thể giữ được các tỉnh Latakia và Tartus, mọi nỗ lực trong gần một thập kỷ qua - từ sinh mạng binh sĩ đến các chi phí khổng lồ về khí tài quân sự - sẽ trở thành "một khoản lỗ không thể bù đắp".

Đối mặt với câu hỏi về tương lai của các căn cứ tại Syria, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Liên bang Nga sẽ làm tất cả để ngăn chặn "những kẻ khủng bố" giành chiến thắng. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng chỉ dựa vào quân đội Syria sẽ không đủ để bảo vệ các cơ sở quân sự trước sự tấn công dồn dập của các lực lượng thánh chiến.

Diễn biến tại Syria không chỉ đặt Liên bang Nga vào tình thế khó khăn mà còn làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Các bước tiến của phiến quân được cho là có sự hỗ trợ từ tình báo Ukraine, mở ra một mặt trận mới trong cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. Với Trung Đông là một khu vực quan trọng trong chiến lược của nhiều cường quốc, sự suy yếu của Liên bang Nga tại đây có thể tạo điều kiện cho các lực lượng khác gia tăng ảnh hưởng.