Giao Tiếp Xúc Cảm Là Gì
Cảm xúc là gì? Theo Mark Manson, cảm xúc đơn giản chỉ là một cơ chế phản hồi của não bộ. Cảm xúc còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành vi cũng như các mối quan hệ của chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc là gì, cảm xúc bị ảnh hưởng do đâu và cách cân bằng cảm xúc sao cho hiệu quả.
Cân bằng cảm xúc là gì? Vì sao cần cân bằng cảm xúc?
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ảnh hưởng đến cách bạn đối diện với thế giới và với những người xung quanh. Cảm xúc là món quà đặc biệt của tạo hoá, tuy nhiên khi chúng vượt quá giới hạn, có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Điều này bao gồm việc tạo ra những phán đoán sai lệch, gây tổn thương mối quan hệ và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta tự tin vượt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống cũng như duy trì tâm trạng tích cực. Người có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, đồng thời dễ dàng xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống và công việc.
Cân bằng cảm xúc giúp bạn tự tin vượt qua những khó khăn trong cuộc sống
Thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh
Có nhiều cách thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh, như:
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính làm mất cân bằng cảm xúc. Do đó, hãy học cách quản lý căng thẳng bằng các cách sau:
Việc chăm sóc bản thân về thể chất và tinh thần là một trong những điều quan trọng để giúp duy trì sự cân bằng cảm xúc.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Họ có thể hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về bản thân, phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể quản lý cảm xúc hiệu quả cũng như hướng đến một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.
Thiền là một trong những cách giúp cân bằng cảm xúc
Nhận thức về cảm xúc của bản thân
Đầu tiên là bạn nên nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân. Dành thời gian để chú ý đến những gì bạn đang cảm thấy, cả thể chất và tinh thần. Xác định nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc đó, có thể là do các yếu tố bên ngoài hoặc nội tâm mang lại.
Cảm xúc tiêu cực là một phần tự nhiên của cuộc sống. Thay vì cố gắng kìm nén hay phủ nhận, bạn hãy chấp nhận và cho phép bản thân trải qua những cảm xúc đó. Việc kìm nén về lâu sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
Lợi ích của việc cân bằng cảm xúc là gì?
Cân bằng cảm xúc là việc kiểm soát cũng như điều hòa các cảm xúc của bản thân một cách hiệu quả, từ đó giúp bạn sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Khi bạn có thể cân bằng được cảm xúc, bạn sẽ:
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc biết thêm về cảm xúc là gì và cách để cân bằng được cảm xúc của bản thân. Bạn cần phải biết cách kiểm soát cũng quản lý cảm xúc thật hiệu quả để có được một cuộc sống hạnh phúc và thoải mái hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Trong xã hội ấy giao tiếp là nhu cầu quan trọng và thiết yếu của con người.
Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.
Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Hiện nay vẫn chưa cho có sự thống nhất cao trong các nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp, do có rất nhiều cách hiểu đưa ra giải đáp giao tiếp là gì. Theo cách hiểu Martin.
P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”. Hay B. ph. Lomov – nhà tâm lý học người Nga coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể. V.N. Miaxixev xét giao tiếp dưới góc độ nhân cách bệnh cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể.
Parughin nhà tâm lý học xã hội Nga: Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau.
Georgen Thiner và cộng sự lại cho rằng giao tiếp được coi là sự truyền đạt thông tin. J. P. Gruere (1982) đã nêu một định nghĩa có tính chất vật lý “sự giao tiếp là một quá trình chuẩn trong đó một thông điệp được chuyển tải từ một bộ phát mới tới một bộ thu, thông qua một chuỗi các yếu tố được coi là nguồn, kênh, địa chỉ…
Như vậy, giao tiếp có thể được hiểu là các biểu hiện mang tính hướng ngoại và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng và nhằm mục đích nhất định. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ ý muốn nói mà còn bao hàm cả việc hiểu được những ý đó nữa.
Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau. Do đó để bạn đọc dễ dàng theo dõi thì bài viết xin chia chức năng của giao tiếp như sau:
– Căn cứ vào mục đích hoạt động: kiểm soát, tạo động lực, bày tỏ cảm xúc và thu nhận thông tin.
+ Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát hành động của các thành viên theo một số cách nhất định.
+ Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách giải thích rõ cho người đối diện nghe hiểu cần làm gì và nên làm gì; ủng hộ và giúp đỡ họ.
+ Giao tiếp giúp bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định tình cảm cảm xúc qua lời nói về thái độ trước sự vật cụ thể.
+ Qua giao tiếp con người cũng có thể thu nhận thông tin.
– Căn cứ vào tính chất của hoạt động giao tiếp thì có thể chia chức năng của giao tiếp làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội.
+ Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.
+ Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề.
Ngoài việc chia sẻ Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Chúng tôi chia sẻ về phân loại giao tiếp.
Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:
Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra: Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới. Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị. Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.
Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp có thể chia thành Giao tiếp liên nhân; Giao tiếp xã hội; Giao tiếp nhóm
Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
Dựa vào hình thức của giao tiếp, có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.
Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng.
Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.