Nằm nơi địa đầu của Tổ quốc, Hà Giang có địa bàn rộng, mùa đông rất lạnh nhất vùng núi cao có rét đậm, rét hại, điều này đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của học sinh, đặc biệt là các em học ở các trường vùng sâu, vùng xa. Để đối phó với tình hình này, Sở Giáo dục tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.;

Đại tướng Phan Văn Giang trong lễ đón chính thức tại trụ sở Bộ Quốc phòng Philippines.

Bộ trưởng Gilberto Teodoro nhiệt liệt chào mừng Bộ trưởng Phan Văn Giang và đoàn sang thăm chính thức Philippines; khẳng định, Philippines rất coi trọng việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, quyết tâm cùng Việt Nam đưa quan hệ song phương phát triển sâu rộng, toàn diện, bền vững, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Hai bên nhấn mạnh Việt Nam và Philippines là hai nước láng giềng chung đường biên giới trên biển và cùng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN. Kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1976 đến nay, quan hệ song phương đã không ngừng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, thời gian qua, hợp tác quốc phòng song phương duy trì đà phát triển tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines, nổi bật là các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp; duy trì các cơ chế đối thoại, tham vấn; hợp tác đào tạo; hợp tác giữa các quân, binh chủng; phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương, nhất là trong các cơ chế ADMM, ADMM+; hỗ trợ, ủng hộ các sự kiện đa phương do mỗi bên tổ chức… Hai bên đánh giá cao vai trò và những đóng góp của hai nước trong khuôn khổ ADMM và ADMM+ thông qua sự tham gia hợp tác tích cực và nhiều sáng kiến có giá trị thiết thực.

Thời gian tới, hai bên khẳng định tiếp tục nỗ lực đưa hợp tác quốc phòng song phương phát triển ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, tích cực hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2015-2025) và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1976-2026), tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là đoàn cấp cao; duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có nhằm chia sẻ quan điểm về các vấn đề chiến lược, gia tăng sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, đồng thời tìm hiểu nhu cầu và năng lực của mỗi bên; hợp tác đào tạo; hợp tác giữa các quân, binh chủng, nhất là giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển thông qua các hoạt động giao lưu, trao đổi chuyên môn, hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống; phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương, nhất là ADMM, ADMM+; hỗ trợ, ủng hộ các sự kiện đa phương do mỗi bên tổ chức.

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Gilberto Teodoro đánh giá hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như: An ninh, an toàn hàng hải; an ninh mạng; hậu cần; quân y; công nghiệp quốc phòng; ứng phó thảm họa thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc…

Tại hội đàm, hai bên đã cùng nhau trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; tái khẳng định lập trường giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất; nhấn mạnh vai trò của Bộ Quốc phòng, Quân đội trong ứng xử và giải quyết các vấn đề trên biển là rất quan trọng.

Cho biết Việt Nam sẽ tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai vào cuối năm nay, Bộ trưởng Phan Văn Giang trân trọng mời Bộ trưởng Gilberto Teodoro, các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và quân đội Philippines sang tham dự các sự kiện trên. Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp quốc phòng Philippines tham gia trưng bày tại Triển lãm.

Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Gilberto Teodoro đã ký Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa đường biển; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân y.

Sau đó, Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Gilberto Teodoro đã gặp gỡ báo chí thông tin về kết quả hội đàm.

Tin, ảnh: THU TRANG (từ Manila, Philippines)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.

Bộ trưởng phụ trách Quốc phòng Ủy nhiệm Quốc chủ Bệ hạ (tiếng Anh: Her/His Majesty's Principal Secretary of State for Defence) còn được gọi Bộ trưởng Quốc phòng (Defence Secretary) là chức vụ cao cấp của Chính phủ Quốc chủ Bệ hạ và lãnh đạo Bộ Quốc phòng (MoD).

Chức vụ được xác định trong Nội các Liên hiệp, và người đang nắm giữ là Ben Wallace từ tháng 7/2019.[1]

Chức vụ được thành lập năm 1964 là sự kế nhiệm của Bộ trưởng Bộ Hiệp đồng Quốc phòng (Minister for Coordination of Defence) (1936–1940) và Bộ Quốc phòng Anh (1947–64). Chức vụ thiết lập để thay thế cho Bộ trưởng Bộ Hải quân (First Lord of the Admiralty), Bộ trưởng Bộ Chiến tranh (Secretary of State for War), và Bộ trưởng Bộ Không quân (Secretary of State for Air), khi Bộ Hải quân, Bộ Chiến tranh và Bộ Không quân sát nhập vào Bộ Quốc phòng (Bộ trưởng Bộ Chiến tranh không còn là chức vụ Nội các từ 1946, với chức vụ mới thành lập cấp nội các Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).

Chức vụ Bộ trưởng Bộ Hiệp đồng Quốc phòng là thành viên cấp nọi các được thành lập từ năm 1936 với nhiệm vụ giám sát và phối hợp tái vũ trang cho quốc phòng Liên hiệp Anh.

Chức vụ được thành lập bởi Thủ tướng Stanley Baldwin để đáp lại những lời chỉ trích rằng các lực lượng vũ trang của Anh kém hơn so với lực lượng của Đức Quốc xã. Cuộc vận động đứng đầu bởi Winston Churchill và nhiều người dự đoán ông sẽ trở thành tân bộ trưởng, gần như mọi nhân vật cấp cao khác trong Chính phủ Quốc gia cũng được các chính trị gia và các nhà bình luận suy đoán. Tuy nhiên, Baldwin đã lựa chọn Tổng chưởng lý Ngài Thomas Inskip, việc này đã gây ra bất ngờ trên diện rộng. Một bình luận nổi tiếng nói về việc bổ nhiệm Inskip "Đây là sự bổ nhiệm đáng nhạo báng nhất từ thời Caligula đưa con ngựa của ông làm quan chấp chính".[2] Sự bổ nhiệm đường thời được coi là một dấu hiệu thận trọng của Baldwin, người không muốn bổ nhiệm một người như Churchill người sẽ được các thế lực nước ngoài hiểu như một dấu hiệu chuẩn bị cho chiến tranh của Vương quốc Anh, cũng như mong muốn tránh có một bộ trưởng gây tranh cãi và cực đoan.

Năm 1939 Inskip được thay thế bằng Đệ nhất Quân khanh Hải quân Huân tước Chatfield. Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, tân Thủ tướng Neville Chamberlain thành lập Nội các Chiến tranh nhỏ và dự kiến Chatfield sẽ trở thành người phát ngôn của bộ ba quân chủng,Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Hải quân và Bộ trưởng Bộ Không quân; tuy nhiên, cân nhắc vấn đề chính trị cả ba bộ trưởng được đưa vào Nội các, và Chatfield trở nên dư thừa. Trong tháng 4/1940 chức vụ chính thức và chuyển chức năng cho Bộ trưởng khác.

Chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Ministers of Defence) chịu trách nhiệm điều phối quốc phòng và an ninh từ khi được thành lập năm 1940 tới khi kết thúc năm 1964. Chức vụ có cấp Nội các và thường được xếp trên bộ ba quân chủng, tuy nhiên, một số vẫn tiếp tục ở trong nội các.

Khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng tháng 5/1940, Winston Churchill đã thành lập và đảm nhiệm chức vụ này. Chức vụ này được thiết lập để đáp lại những lời chỉ trích trước đó rằng không có bộ trưởng rõ ràng nào chịu trách nhiệm truy tố về việc Thế chiến II. Năm 1946, chức vụ cấp nội các duy nhất đại diện cho quân sự, với bộ ba quân chủng – Bộ trưởng Bộ Hải quân, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, và Bộ trưởng Bộ Không quân, bây giờ trực thuộc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Secretary of State for Defence) được thành lập ngày 1/4/1964. Các chức vụ nội các trước đây Bộ trưởng Bộ Hải quân, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, và Bộ trưởng Bộ Không quân (chịu trách nhiệm Hải quân Hoàng gia, lực quân Hoàng gia và Không quân Hoàng gia tương ứng) được hợp nhất và Bộ Hải quân, Bộ Chiến tranh và Bộ Không quân đã bị bãi bỏ và các chức năng cũ được chuyển sang Bộ Quốc phòng.

(Bqp.vn) - Tiếp nối chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, chiều 22/10, tại Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào đã đồng chủ trì Hội đàm, ký kết văn kiện hợp tác giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa DCND Lào.

Tại hội đàm, hai bên đã tổng kết, đánh giá kết quả 05 năm hợp tác triển khai Nghị định thư giai đoạn 2020 - 2024 và đề ra mục tiêu, phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội đàm.

Phát biểu tại hội đàm, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, năm 2024 hai bên chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quân đội, tiêu biểu như: Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước; các hoạt động chào mừng kỷ niệm 75 năm Thành lập Quân đội nhân dân Lào, 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và sắp tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, qua 05 năm triển khai Nghị định thư về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2020 - 2024, hai nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất, nhiều lĩnh vực vượt chỉ tiêu đề ra. Nổi bật là, quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Quân đội hai nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị hai bên thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc; hai bên đã phối hợp tuyên truyền sâu rộng về tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa hai nước, hai dân tộc, đã có hơn 30 hoạt động kỷ niệm “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”; phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và bảo tồn, nâng cấp các công trình, di tích về quan hệ hai nước có giá trị. Trên diễn đàn đa phương, Quân đội hai nước luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau, đóng góp tích cực vào nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đại tướng Phan Văn Giang trao bức tranh lưu niệm tặng Đại tướng Đại tướng Chansamone Chanyalath

Các hình thức, cơ chế hợp tác ngày càng phong phú, lan tỏa sâu rộng hơn, như: Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cơ chế hợp tác thường niên giữa các cơ quan, đơn vị hai nước; an ninh, trật tự khu vực biên giới hai nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Bộ đội Biên phòng, lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới và các Quân khu giáp biên hai bên đã phối hợp duy trì sự ổn định của đường biên giới, mốc giới; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các văn kiện pháp lý đã được ký kết; duy trì hiệu quả hoạt động kết nghĩa cặp Đồn, Đại đội Bộ đội Biên phòng, cụm dân cư; góp phần quan trọng vào ổn định đời sống nhân dân địa phương, củng cố cơ sở an ninh, chính trị, hiện thực hóa tầm nhìn chung của lãnh đạo cấp cao về tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng hơn; hợp tác công nghiệp quốc phòng, kinh tế quốc phòng ngày càng có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả hơn...

Đại tướng Chansamone Chanyalath phát biểu tại hội đàm.

Tại hội đàm, Đại tướng Chansamone Chanyalath cám ơn Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đón tiếp đoàn trọng thị, thân tình, đồng thời đánh giá cao công tác chuẩn bị giao lưu. Đại tướng Chansamone Chanyalath nhấn mạnh, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần này tiếp tục khẳng định là mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc giữa hai nước, đồng thời là hoạt động mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, Quân đội, các địa phương và nhất là nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới của hai nước Việt Nam - Lào trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, thúc đẩy hợp tác thực chất, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, vì sự phồn vinh của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Đại tướng Chansamone Chanyalath tại hội đàm.

Thời gian tới, hai Bộ trưởng thống nhất tập trung vào một số nội dung hợp tác trọng tâm sau: Tăng cường hợp tác công tác Đảng, công tác chính trị, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục hiệu quả về lịch sử, ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, nhất là các sự kiện lớn của hai đất nước, hai Quân đội. Duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, như trao đổi đoàn cấp cao thường niên, Đối thoại Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và hợp tác thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị hai bên. Tăng cường hợp tác hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng, nhất là ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống; hợp tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ lẫn nhau, trong đó, Chính phủ và Bộ Quốc phòng Lào tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong tìm kiếm, cất bốc, hồi hương liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.

Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Đại tướng Chansamone Chanyalath ký Nghị định thư hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2025 - 2029 và Kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Quốc phòng hai nước.

Kết thúc hội đàm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước đã ký Nghị định thư hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2025 - 2029 và Kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Quốc phòng hai nước.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.