Ngân Hàng Vpbank Lừa Đảo
Thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên. Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia trải nghiệm dự án của ngân hàng rồi dẫn dắt nạn nhân đầu tư để chiếm đoạt tiền.
Bản đồ đến Cây atm VPBank Lê Đức Thọ
(ANTV) - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa triệt phá băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách mạo danh ngân hàng Techcombank, chiếm đoạt số tiền hơn 2 tỷ đồng của nhiều bị hại.
Sử dụng các tài khoản giả đăng các bài viết trên mạng xã hội Facebook giả danh ngân hàng cùng những lời mời chào hấp dẫn như: cho vay lãi suất thấp, không cần xác minh, giải ngân trong ngày. Các đối tượng đã lừa đảo hơn 100 bị hại.. với số tiền chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Đại úy Nguyễn Mạnh Cường, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: Các đối tượng sẽ hướng dẫn người bị hại kết bạn zalo với những số sim rác mà chúng sử dụng, sau đó đăng các hình ảnh giả danh làm các ngân hàng lên mạng xã hội cùng các thông tin mà chúng làm giả để cho người bị hại tin tưởng. Sau khi tin tưởng chúng sẽ yêu cầu người bị hại nộp các khoản tiền như phí giải ngân hồ sơ và các loại phí mà chúng yêu cầu theo nhiều khoản vay. Khi người bị hại không còn tiền nộp theo các yêu cầu thì chúng chặn tài khoản sau đó khóa tin nhắn, sau đó lập tài khoản mới tiếp tục lừa đảo.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hoàn Kiếm đã nhanh chóng triệt phá băng ổ nhóm này, bắt giữ 5 đối tượng gồm: Nguyễn Hồng Sơn, Đinh Văn Chiêu, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đình Huy, Thái Chí Thành, tất cả hiện đang trú tại Gia Lâm, Hà Nội.
Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình
Đối tượng Nguyễn Hồng Sơn khai nhận: Em là người cầm đầu và chỉ huy, phân chia công việc cho Thắng, Chiêu, Quân trả lời tin nhắn của các bị hại và lừa được tiền của các bị hại. Sau đó chuyển lại tiền cho em để e tiếp tục hành vi của mình đối với các bị hại như chứng minh thu nhập và hoàn tất giải ngân.. Sau đó em sẽ phân chia cho Huy đi rút tiền và Thành đi rút tiền. Ví dụ như khoản vay 10 triệu 12 tháng thì chứng minh thu nhập là 316 nghìn. Còn 50 triệu tháng đầu tiên phí hồ sơ là 1.750 nghìn.
Đối tượng Đinh Văn Chiêu khai nhận: "Vai trò của em là hỗ trợ cho anh Sơn trả lời các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Và nhiệm vụ gửi bảng lãi cho khánh hàng. Khách nào có nhu cầu vay em gửi số tài khoản để khách gửi phí hợp đồng hồ sơ vay vốn, Sau khi khách chuyển tiền em sẽ trực tiếp đưa máy cho anh Sơn và anh Sơn làm phần còn lại. Lương tháng anh Sơn trả cho em 5 triệu đồng."
Quá trình xác minh, cơ quan công an nhận định đây là băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất chuyên nghiệp. Vì là tài khoản ảo nên gây nhiều khó khăn trong công tác phá án.
Đại úy Nguyễn Mạnh Cường, cho biết thêm, các đối tượng sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính công nghệ cao, chúng thường xuyên sử dụng các tài khoản giả để phếch địa chỉ IP từ đó dẫn đến công cuộc xác minh gặp nhiều khó khăn. Qua sự việc trên CQCSĐT công an quận Hoàn Kiếm cũng khuyến cáo người dân tỉnh táo hơn trong việc vay vốn trên không gian mạng cũng như không nên tin vào các quảng cáo chạy trên mạng xã hội mà không uy tín.
Hiện nay, rất nhiều hình thức lừa đảo tinh vi, xảo quyệt được các đối tượng áp dụng. Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác và phải hết sức tỉnh táo để làm sao không sập bẫy của các đối tượng này.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông cảnh báo tình trạng thuê bao di động nhận được các tin nhắn mạo danh các ngân hàng như TPBank, Sacombank, ACB, Zalopay… gửi nội dung lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền.
Nhiều ngân hàng cảnh báo khách hàng về thủ đoạn lừa đảo tin nhắn giả mạo ngân hàng
Qua xác minh, đánh giá cho thấy các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.
Để thực hiện phát tán tin nhắn rác, các đối tượng sử dụng các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) để thực hiện gửi tin nhắn rác trực tiếp vào điện thoại mà không thông qua mạng viễn thông di động. Các tin nhắn này bị các đối tượng thay đổi thông tin nguồn gửi (số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh) nhằm mục đích tạo lòng tin, đánh lừa người dùng. Nội dung tin nhắn thường là quảng cáo, hướng dẫn hoặc chứa đường link tới website giả mạo giống như các website chính thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng để dẫn dụ và đánh cắp thông tin của người dùng như tài khoản, mật khẩu, mã OTP…
Người dùng không nhận biết được website giả mạo nên sẽ cung cấp thông tin cá nhân truy cập vào tài khoản ngân hàng như điền tên tài khoản, mật khẩu. Sau khi người dùng cung cấp thông tin, website giả mạo sẽ điều hướng sang website khác hoặc thông báo đề nghị người dùng chờ đợi. Đối tượng dùng thông tin cá nhân của người dùng để đăng nhập vào website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng để lấy mã xác thực OTP (nếu cần). Sau khi điện thoại người dùng nhận được mã xác thực OTP, website giả mạo sẽ được điều hướng sang trạng thái yêu cầu người dùng cung cấp mã xác thực OTP. Người dùng không cảnh giác sẽ cung cấp thông tin mã OTP để đối tượng hoàn tất quá trình chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Xác định đây là hành vi rất tinh vi và nguy hiểm, Cục An toàn thông tin đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp viễn thông để triển khai các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xác minh và xử lý đối tượng vi phạm pháp luật.
Để phòng ngừa và phối hợp xử lý, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng (app) trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng. Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website https://thongbaorac.ais.gov.vn/ để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Bảo vệ tài khoản ngân hàng của bạn khỏi những chiêu trò lừa đảo tinh vi bằng các công cụ kiểm tra như nTrust. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng tránh các hình thức lừa đảo phổ biến.
TPO - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa triệt phá ổ nhóm lừa đảo mạo danh ngân hàng Techcombank, chiếm đoạt số tiền hơn 2 tỷ đồng của nhiều bị hại.
Các đối tượng trong ổ nhóm lừa đảo vay vốn ngân hàng.
Ngày 17/3, Công an quận Hoàn Kiếm thông tin đã làm rõ và bắt giữ 7 đối tượng để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm: Nguyễn Hồng Sơn (SN 2001), Đinh Văn Chiêu (SN 2003), Nguyễn Văn Thắng (SN 2002), Nguyễn Đình Huy (SN 2001), Thái Chí Thành (SN 2004), Nguyễn Hồng Quân (SN 2002), Ma Thị Hiền (SN 2001), tất cả hiện đang trú tại Gia Lâm, Hà Nội.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng cũng như tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của công dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Công an quận Hoàn Kiếm đã phát hiện một băng nhóm có dấu hiệu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh ngân hàng TMCP Techcombank.
Các đối tượng lừa đảo thực hiện trên không gian mạng.
Quá trình xác minh xác định đây là băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất chuyên nghiệp, các đối tượng lừa đảo đăng các bài viết trên mạng xã hội Facebook giả danh ngân hàng Techcombank cho vay lãi suất thấp, không cần xác minh, giải ngân trong ngày.
Các đối tượng kết bạn với bị hại qua Zalo, lấy thông tin cá nhân (căn cước công dân, tài khoản ngân hàng) đề nghị người bị hại chuyển tiền làm hồ sơ vay vốn online, sau khi người bị hại chuyển tiền thì tiếp tục làm hồ sơ vay vốn giả để đề nghị người bị hại chuyển thêm các loại tiền khác như bảo hiểm khoản vay, chứng minh thu nhập, hỗ trợ giải ngân nhanh….
“Đến khi người bị hại không còn tiền để chuyển các đối tượng sẽ chặn zalo, xóa liên lạc và chiếm đoạt tài sản” - Cơ quan công an thông tin.
Cơ quan công an thu giữ nhiều điện thoại, sim thẻ của nhóm đối tượng trên.
Sau thời gian xác minh, làm rõ, Công an quận Hoàn Kiếm đã bắt giữ các đối tượng trên. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của rất nhiều người với số tiền chiếm đoạt được trên 2 tỷ đồng.
Hiện tại Công an quận Hoàn Kiếm đang mở rộng điều tra, xác minh người bị hại và thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật
Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên. Ưu tiên các chuyên ngành luật. Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm về tư vấn giải quyết các tranh chấp quan hệ dân sự liên quan đến vay nợ, thế chấp tài sản. Am hiểu các quy định Pháp luật liên quan đến hoạt động thu hồi nợ. Có các mối quan hệ tốt với các cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án, …; Có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe và thuyết phục; Chủ động, sáng tạo và luôn tìm tòi cải tiến trong công việc, xử lý tình huống linh hoạt; Kiên nhẫn, quyết đoán, nhạy bén và chịu được áp lực công việc cao; Hiểu biết về đời sống xã hội, tình hình kinh tế, thị trường, khách hàng; Thông thạo đường xá; có sức khoẻ tốt, chịu khó và kiên trì; Sử dụng cơ bản các ứng dụng tin học văn phòng Word, Excel, Outlook, …
Lợi dụng kỳ nghỉ Lễ kéo dài và nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến của khách hàng tăng cao, các đối tượng lừa đảo thực hiện nhiều thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản/thẻ của khách hàng. ACB cảnh báo đến Quý khách hàng tình huống lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng kèm theo các nguyên tắc an toàn cần lưu ý khi giao dịch trực tuyến.
Tình huống 1: Hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
- Đối tượng mạo danh tạo các tài khoản ảo như: Nhân viên ngân hàng, Hỗ trợ khách hàng,… liên hệ khách hàng qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc trà trộn tương tác với bình luận khách hàng bên dưới các bài đăng trên Fanpage chính thức của Ngân hàng để hỗ trợ Khách hàng đăng ký xác thực khuôn mặt.
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp: thông tin cá nhân, các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt khách hàng… hoặc có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
+ Tiếp theo sẽ dẫn dụ khách hàng truy cập vào đường Link lạ để tải và cài đặt ứng dụng giả mạo hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại,…
Tình huống 2: Hỗ trợ gói vay ưu đãi, nâng hạn mức thẻ tín dụng, khóa thẻ, …
- Giới thiệu cho vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản;
- Nâng hạn mức thẻ tín dụng, hỗ trợ khóa thẻ,...
Đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng: chụp hình thẻ, hình ảnh giấy tờ tùy thân, chuyển phí hồ sơ/ phí bảo hiểm/ phí dịch vụ, … hoặc cung cấp thông tin bảo mật (tên truy cập, mật khẩu, mã Pin Safekey, mã OTP, thông tin thẻ…), hoặc nhấp vào link lạ,...
- Bị lộ/ bị mất Thông tin bảo mật (tên truy cập, mật khẩu, mã Pin Safekey, mã OTP, thông tin thẻ, …).
- Tiền trong tài khoản/ thẻ của Quý khách có khả năng bị chiếm đoạt, bị lừa mất tiền.
- Chỉ đăng ký xác thực khuôn mặt trên ứng dụng ACB ONE hoặc tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch của ACB.
- Không bấm vào link lạ hoặc cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
- Không cung cấp thông tin bảo mật (tên truy cập, mật khẩu, mã Pin Safekey, mã OTP, ...) và thông tin hình ảnh thẻ, hình ảnh giấy tờ tùy thân, … cho người khác.
- Đăng ký số điện thoại chính chủ và cài đặt thông báo biến động số dư tài khoản, thẻ trên ứng dụng ACB ONE.
- Thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch tài khoản, thẻ và theo dõi các thông báo của ACB qua mail/ ứng dụng ACB ONE.
- Chủ động nhập sai mật khẩu 05 lần để khóa quyền đăng nhập dịch vụ ACB ONE hoặc chủ động khóa thẻ trên kênh dịch vụ ACB ONE ngay khi phát hiện dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị lừa đảo/ lộ lọt thông tin bảo mật.
- Chỉ tải và cài đặt các ứng dụng trực tiếp trên các cửa hàng ứng dụng chính thức Apple App Store hoặc Google Play Store (CH Play).
Ngoài ra, Quý khách tham khảo thêm các tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến tại link: https://acb.com.vn/nguyen-tac-giao-dich-an-toan.
Trong trường hợp khẩn cấp khi bị gian lận/ nghi ngờ lộ thông tin giao dịch, Quý khách liên hệ ngay số (028) 38 247 247 hoặc 1900 54 54 86 để được hỗ trợ.
Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Theo đó, vào ngày 17/11, chị Đ (hộ khẩu thường trú tại Long Biên, Hà Nội) có đăng ký tuyển dụng nhân sự của một ngân hàng trên mạng xã hội facebook. Sau đó, chị Đ nhận được cuộc gọi của một đối tượng giới thiệu là bộ phận tuyển dụng nhân sự ngân hàng thông báo lịch hẹn phỏng vấn online.
Đến ngày 19/11, đối tượng gửi email hướng dẫn chị tải phần mềm và trải nghiệm dự án của ngân hàng. Chị Đ bị các đối tượng dẫn dắt đầu tư vào dự án và nạp gần 2 tỷ đồng nhưng không rút được tiền ra. Phát hiện mình bị lừa, chị đã đến Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên trình báo sự việc.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi gửi hồ sơ tuyển dụng cho các công ty, doanh nghiệp, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về việc tuyển dụng trên website chính thức của công ty hoặc số đường dây nóng. Cảnh giác khi tham gia các dự án đầu tư online được giới thiệu là lãi suất cao, rút tiền nhanh.
Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên. Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia trải nghiệm dự án của ngân hàng rồi dẫn dắt nạn nhân đầu tư để chiếm đoạt tiền.