Trong văn hóa Việt Nam, việc đi chùa vào ngày Tết là một phong tục quan trọng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm thức của người dân. Đây là một nét đẹp của dân tộc ta. Mỗi khi năm mới đến, mọi gia đình đều lựa chọn những ngày cuối năm và đầu năm để cầu nguyện cho mọi điều tốt đẹp. Theo Tiến sĩ Trần Trọng Dương từ Viện nghiên cứu Hán Nôm, việc đi lễ chùa vào đầu năm là cách để gần gũi hơn với cái thiện, đức từ bi và trí tuệ của nhà Phật. Theo ông, trong mỗi con người đều có một tâm thiện và có thể gọi là Phật tính ẩn dấu. Việc đi chùa và tiếp xúc với Phật pháp sẽ giúp tấm lòng tốt và lòng từ bi của con người được đánh thức.

Nên đi chùa vào ngày nào vào dịp Tết?

Ngày mùng 1 trong tháng âm lịch được coi là ngày đầu tiên của tháng mới, là ngày linh thiêng và quan trọng trong tín ngưỡng Phật giáo. Việc đi lễ chùa vào ngày này được xem là cách để cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn và đầy đủ phúc lộc. Ngoài mùng 1, bạn cũng có thể đi chùa vào mùng 2,3,4.

Hãy đến chùa vào mỗi ngày Tết để cầu nguyện và nhận lấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ngày đầu tiên của năm mới, hay còn gọi là ngày mùng 1, là thời điểm quan trọng để bắt đầu một chặng đường mới. Vì vậy, người dân Việt Nam luôn tin rằng nếu ngày mùng 1 được đón nhận với sự may mắn, hạnh phúc và thư thái, thì cả năm sau đó cũng sẽ đầy đủ niềm vui và phước lành.

Do đó, ngay sau khi chào đón năm mới, các gia đình thường cùng nhau đến thăm những ngôi chùa gần nhà vào những khoảnh khắc đầu tiên của ngày mùng 1. Họ mong muốn tìm kiếm sự an lạc và may mắn cho cuộc sống trong năm mới, hy vọng rằng năm mới sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp và niềm vui. Vì vậy, ngày mùng 1 là câu trả lời hoàn hảo khi ai đó hỏi về việc đi chùa đầu năm vào ngày nào đó.

Có nên thăm chùa vào ngày mùng 2, mùng 3 Tết không? Thực hiện hành trình đến chùa vào những ngày này sẽ mang lại sự may mắn và hạnh phúc vô tận, cùng với sự giàu có và phát đạt. Bởi vì mùng 2, mùng 3 là ngày lễ để đón Hỷ Thần, người mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.

Theo quan niệm của người Việt, mùng 2 và mùng 3 Tết là ngày lễ để đón Hỷ Thần, cũng được gọi là ngày để đón may mắn và hạnh phúc, như tên gọi của Hỷ – niềm vui và hạnh phúc. Ngoài ra, người dân còn tin rằng Hỷ cũng là biểu tượng của tài lộc. Vì vậy, khi đi chùa vào mùng 2, mùng 3, người dân Việt Nam không chỉ mong muốn có một cuộc sống an lành và hạnh phúc, mà còn hy vọng sẽ nhận được nhiều tài lộc và tiền bạc trong suốt cả năm để có một cuộc sống như ý.

Theo quan niệm truyền thống, ngày mùng 4 là ngày các gia đình tổ chức lễ cúng để đón nhận các vị thần từ thiên đình xuống hạ giới để bảo vệ và quản lý. Nếu đi thăm chùa vào ngày Tết mùng 4, những điều ước nguyện sẽ được linh ứng và dễ dàng thành hiện thực. Đặc biệt, việc đi chùa vào ngày này còn mang ý nghĩa cầu mong duyên phận tốt đẹp.

Lễ vật cúng mùng 1 ngày Rằm hàng tháng

Thời gian làm lễ cúng mùng 1 Âm lịch và ngày Rằm có thể được thực hiện vào chiều ngày 30 Âm lịch hoặc 14 Âm lịch tùy vào điều kiện và thời gian của mỗi gia đình.

Một số lễ vật có mâm lễ cúng chay gồm có: Hoa tươi, hương, bánh kẹo, trầu, cau, nước, hoa quả.

Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lễ khác nhau nhưng quan trọng nhất là có tấm lòng thành.

Cùng với đó, các đồ dùng để đựng các lễ cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Thêm vào đó, khi cúng cần tách bạch là ban nào thờ hoa quả và ban nào cúng lễ mặn. Các thứ cần phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.

Văn khấn vào mùng 1, ngày Rằm cầu tài lộc, bình an ở Tam Bảo tại chùa

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ....

Tín chủ con là.......................................

Ngụ tại:.................................................

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ............(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an...).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm…..

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Văn khấn vào mùng 1 và ngày Rằm lễ Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày........ tháng........ năm...

Tín chủ con là .....................

Ngụ tại...........................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa ........ dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệmmàu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu - đạt)

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là......................

Ngụ tại:................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm "hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài"), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)