Ông Đinh Minh Dũng, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, Tháp Mười sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tăng giá trị nông sản; phát triển mạnh thương mại - dịch vụ và du lịch, nhất là du lịch đặc thù vùng Tháp Mười.

Hợp nhất Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề

Cập nhật ngày: 10/04/2013 05:18:52

Thời gian qua, hệ thống các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) và Trung tâm Dạy nghề (TTDN) của tỉnh không ngừng được quan tâm, phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của các TTGDTX và TTDN trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Việc hợp nhất 2 loại hình Trung tâm này rất cần thiết nhằm phục vụ tốt nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cơ sở II Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành

Hiện Đồng Tháp có 12 TTGDTX, trong đó có 1 TTGDTX - Kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh và 11 TTGDTX cấp huyện. Về đào tạo nghề, ở thị xã Sa Đéc có Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp; ở huyện Tháp Mười, huyện Thanh Bình và thị xã Hồng Ngự có Trường Trung cấp nghề, các huyện còn lại đều có TTDN. Như vậy, ở từng huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều tồn tại song song 2 loại hình TTGDTX và TTDN góp phần rất lớn phục vụ nhu cầu học tập nâng cao trình độ văn hóa và tay nghề cho người dân. Tuy nhiên, việc tồn tại 2 loại hình TTGDTX và TTDN ở các địa phương đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Thời gian qua, tỉnh đầu tư xây dựng mới 3 TTGDTX ở các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình và Lấp Vò, các TTGDTX còn lại phải hoạt động trong tình trạng mặt bằng nhỏ hẹp chưa đến 1.000m2 như TTGDTX huyện Tháp Mười, Tân Hồng;..., hoặc mượn của các cơ quan, đơn vị khác để hoạt động như TTGDTX thị xã Sa Đéc, TTGDTX huyện Châu Thành... từ đó gây không ít trở ngại cho việc đào tạo theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngược lại, đối với các TTDN trên địa bàn tỉnh, hầu hết đều được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy tương đối tốt nhưng chưa sử dụng hợp lý và chưa khai thác hết công năng để phục vụ đào tạo nghề cho người lao động. Có tình trạng, mặt bằng rộng sử dụng không hết phải cho đơn vị khác để sản xuất gia công như TTDN huyện Tân Hồng.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý và giáo viên của TTGDTX và TTDN ở các địa phương trong tỉnh chưa được bố trí hợp lý, có nơi thừa, có nơi thiếu nên phân tán nguồn nhân lực. Hầu hết các TTGDTX có đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo yêu cầu đào tạo, trong khi các TTDN chưa đảm bảo đủ biên chế được UBND tỉnh giao (10 biên chế/Trung tâm), giáo viên không có hoặc có rất ít, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Điển hình như các TTDN huyện Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Hồng Ngự biên chế chỉ 6 hoặc 7 người/Trung tâm.

Cả TTGDTX và TTDN đều có chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có kiến thức, trình độ kỹ thuật tham gia sản xuất, hoạt động dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương và cùng có chức năng liên kết đào tạo nên thời gian qua khi 2 Trung tâm này hoạt động trên cùng một địa bàn đã gây ra hiện tượng “chồng chéo” nhau, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục và đào tạo nghề ở địa phương.

Trên địa bàn tỉnh, mỗi năm các TTGDTX thu hút trung bình hơn 2.500 người học THPT; các TTDN thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 25.000 người và liên kết đào tạo khoảng 5.000 lao động. Việc hợp nhất TTGDTX và TTDN là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục thường xuyên, tiến đến xây dựng xã hội học tập.

Các Trung tâm sau hợp nhất sẽ tận dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên. Sau hợp nhất sẽ làm tăng cơ hội học nghề của lao động vì làm giảm được chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt trong thời gian học nghề, từ đó thu hút được nhiều lao động học tập và học nghề, đồng thời giúp các địa phương chủ động tiến hành các chương trình đào tạo, dạy nghề, phổ cập, bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp,...

Hiện tỉnh Đồng Tháp đang tiến hành đóng góp những nội dung của Đề án hợp nhất TTGDTX và TTDN. Nếu Đề án hoàn thành và được thông qua sẽ là tiền đề để góp phần nâng chất lượng hoạt động của TTGDTX và TTDN hiện nay.

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP MƯỜI

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, được Bộ Nông Nghiệp & Công Nghiệp Thực Phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn) ra quyết định thành lập năm 1983. Chức năng - nhiệm vụ được Viện trưởng Viện KHKTNN miền Nam giao như sau:

* Chức năng: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về một số lĩnh vực nhằm sử dụng có hiệu quả về đất phèn và đất xám vùng Đồng Tháp Mười và các vùng khác có điều kiện tương tự.

- Xây dựng và thực hiện đề tài, dự án có tính chất chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học và công nghệ để khai thác có hiệu quả 02 loại đất chính là: đất phèn và đất xám ở vùng Đồng Tháp Mười.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ theo sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các mặt hoạt động với các Phòng, Bộ môn, Trung tâm trực thuộc Viện.

- Khảo nghiệm giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Trao đổi thông tin về kết quả khoa học công nghệ của Trung tâm với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước theo qui định hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn, phát triển sản phẩm khoa học công nghệ của cơ quan, đơn vị nghiên cứu khác vào sản xuất.

- Tổ chức hoạt động dịch vụ nông nghiệp như: sản xuất và cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư trang thiết bị khác theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Trụ sở chính: xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

ThS. Nguyễn Viết Cường – Giám Đốc

ThS. Hoàng Văn Bằng – Phó Giám Đốc

ThS. Nguyễn Văn Mạnh – Phó Giám Đốc

-  Phòng nghiên cứu và phát triển

Với đội ngũ cán bộ viên chức gồm 21 người, trong đó có 2 Thạc sĩ, 12 Kỹ sư, 1 Cao đẳng, 2 Trung cấp và 4 nhân viên phục vụ. Trong đó có 10 người trực tiếp tham gia nghiên cứu Khoa học - chuyển giao.

Trung tâm có đủ điều kiện đáp ứng cho hoạt động nghiên cứu- chuyển giao như máy móc phục vụ nghiên cứu, nhà lưới, hệ thống nhà kho, sân phơi, hệ thống máy sấy, máy phân loại, khoảng 60 ha đất cho nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng, nhân giống, thực hiện mô hình trình diễn, đủ trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc và điều kiện khác…

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU - SẢN XUẤT KINH DOANH

Hiện Trung tâm đã có sự phối hợp chặt chẽ, quan hệ tốt với một số Cty trong việc thực hiện nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, sản xuất kinh doanh giống lúa.

Trung tâm NC và PTNN Đồng Tháp Mười là đơn vị có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đóng góp có ý nghĩa vào thành công chung trong sự nghiệp phát triển Nông nghiệp của vùng Đồng Tháp Mười và một số vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.  Trung tâm có 02 giống lúa được công nhận cấp Quốc gia, 04 giống lúa cấp khu vực hóa (nay là sản xuất thử ) và 09 tiến bộ kỹ thuật

Đặc biệt, Trung tâm đã thực hiện thành công dự án ISA/FOS/ĐTM (dự án NGO) hợp tác với nước ngoài trong 10 năm 1992 - 2002. Kết quả của dự án đóng góp quan trọng cho sự khai thác thành công đất phèn vùng Đồng Tháp Mười.

- Huân chương lao động hạng III năm 1992; Huân chương lao động hạng II năm 1997

- Bằng khen UBND tỉnh Long An “Đã có nhiều đóng góp tích cực khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An” năm 1993.

- Bằng khen UBND tỉnh Long An “Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong 10 năm đổi mới (1990 - 1999)”.

Trung tâm sẵn sàng hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trường trong và ngoài nước, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất vùng Đồng Tháp Mười và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trung tâm Nghiên cứu và PTNN Đồng Tháp Mười

Xã  Bình Tân, Thị xã Kiến Tường, Long An

Điện thoại: 072.3951891; 3951820; 3951821

Email: [email protected]; [email protected]; [email protected]