Chi phí nhân công:  (CP NCTT đầu kỳ + CP NCTT trong giai đoạn 2) *Số lượng SP hoàn thành giai đoạn 2/(Số lượng SP hoàn thành của giai đoạn 2 + Số lượng SPDD của giai đoạn 2 * Mức độ hoàn thành sản phẩm của giai đoạn 2)

Phần 2. Ví dụ minh hoạ phương pháp tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song

Tình huống: Câu 5 – Đề Chẵn – Năm 2014 – Đề thi CPA Môn kế toán

Bước 1. Xác định giá trị chi phí giai đoạn 1 trong giá thành sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu: (CP NVL đầu kỳ + CP NVL tăng lên trong giai đoạn 1) * Số lượng SP hoàn thành của giai đoạn 2/(Số lượng SP hoàn thành của giai đoạn 1 +Số lượng SPDD của giai đoạn 1)

=> Chi phí NVL TT = 2.080.000 *1.450/(1.500 + 100) = 1.885.000

Chi phí nhân công:  (CP NCTT đầu kỳ + CP NCTT trong giai đoạn 1) *Số lượng SP hoàn thành giai đoạn 2 / (Số lượng SP hoàn thành của giai đoạn 1 + Số lượng SPDD của giai đoạn 1 * Mức độ hoàn thành sản phẩm của giai đoạn 1)

=> Chi phí NCTT = 624.000*1.450/(1.500+100 * 60%) = 580.000

Chi phí SXC:  (Chi phí SXC đầu kỳ + Chi phí SXC trong giai đoạn 1) *Số lượng SP hoàn thành giai đoạn 2/(Số lượng SP hoàn thành của giai đoạn 1 + Số lượng SPDD của giai đoạn 1 * Mức độ hoàn thành sản phẩm của giai đoạn 1)

=> Chi phí SXC =702.000*1.450/(1.500+100 * 60%) = 652.500

Phần 1. Nguyên lý tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song

Phương pháp kết chuyển song song còn gọi là phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.

Song song hiểu là cùng lúc. Như vậy chúng ta sẽ cần tính giá thành cho tất cả các giai đoạn cùng lúc. Do vậy, cũng không cần quan tâm là các giai đoạn 1 đến Giai đoạn (n-1) tạo ra bán thành phẩm gì. Mà trực tiếp tính luôn giá trị sản phẩm ở từng giai đoạn sẽ tính vào giá thành sản phẩm cuối cùng như nào.

Chính vì vậy, nên ngoài việc tuân thủ bước bắt buộc trong quy trình tính giá thành sản phẩm như Bước 1. Tập hợp chi phí sản xuất thì khi tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song chúng ta sẽ phải có thêm 1 bước. Mình tạm gọi là Bước 2: “Tính hệ số kết tinh chi phí của từng giai đoạn”.

Các bạn lưu ý là với phương pháp này thì chúng ta không đi xác định chi phí dở dang cuối kỳ nữa. Vì chúng ta đã tính thẳng phần chi phí sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm thông qua hệ số kết tinh chi phí rồi.

Vậy việc tính hệ số này được thực hiện như nào?

Hệ số kết tinh chi phí GĐn = Khối lượng sản phẩm hoàn thành cuối cùng / Khối lượng tương đương của toàn bộ sản phẩm mà GĐn tạo ra

Tuy nhiên, cách vận dụng công thức này trong từng tình huống thì lại khác nhau. Hãy cùng đi xem ví dụ sau.

Ví dụ. Doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm A trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: Phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Biết rằng: Chi phí NVL phát sinh một lần từ đầu quy trình công nghệ; Các chi phí khác phát sinh dần dần theo mức độ chế biến.

[Tình huống 1] Chi phí dở dang ở 2 phân xưởng được xác định theo phương pháp Tỷ lệ hoàn thành. Kết quả sản xuất trong tháng:

[Tình huống 2] 2 phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kì. Kết quả sản xuất trong tháng:

Biết rằng: Chi phí dở dang PX1 được xác định theo phương pháp Chi phí NVLTT. PX2 được xác định theo giá thành bán thành phẩm PX1 chuyển sang.

[Tình huống 3] Chi phí dở dang ở 2 phân xưởng được xác định theo phương pháp Tỷ lệ hoàn thành. 2 phân xưởng không có sản phẩm dở dang đầu kì. Kết quả sản xuất trong tháng:

Biết rằng cứ 2 nửa thành phẩm của PX1 sẽ tạo thành 1 sản phẩm của PX2.

Sau khi đã thực hiện xong bước tính Hệ số kết tinh chi phí này thì chúng ta tiếp tục thực hiện 3 bước sau là xong.

Việc mình chia thành các bước tính toán như này chỉ để các bạn thấy rõ bản chất khi tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song. Còn lúc làm bài thì tuỳ tình huống mà chúng ta có thể gộp các bước vào để trình bày cho nhanh.

Lưu ý: Sản phẩm hỏng ngoài định mức – chi phí NVL vượt định mức – chi phí SXC cố định do hoạt động dưới công suất bình thường đều không được tính vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Các bạn có thể tham khảo thêm vấn đề này ở bài Quy trình tính giá thành sản phẩm

Bước 3. Xác định giá trị thành phẩm

Bảng tính giá thành thành phẩm Z (Sản lượng: 1.450)

Các bạn có thể xem thêm 1 ví dụ khác về tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song trong Video sau đây. Trong ví dụ này có phát sinh số dư đầu kỳ ở các phân xưởng nên chắc sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn.

Như vậy là xong dạng thứ 2 của Chủ đề Tính giá thành sản phẩm. Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ giải thích về dạng thứ 3 của chủ đề này: “Tính giá thành theo phương pháp hệ số”.

Soạn văn 8 Kết nối tri thức | Soạn văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 (hay nhất, ngắn gọn)

Để học tốt Ngữ văn lớp 8, loạt bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 & Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần thiết được biên soạn bám sát các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 giúp học sinh dễ dàng soạn văn 8.

Bài giảng Ngữ văn 8 - Cô Võ Thị Yến Nhi (Giáo viên VietJack)

Để học tốt Ngữ văn 8 Kết nối tri thức:

Xem thêm lời giải sgk lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:

Tài liệu Giáo án, Đề thi lớp 8 có đáp án hay khác:

Chủ đề “Bài tập tính giá thành sản phẩm” – Phần 3: “Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song”

Tiếp theo bài Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về dạng thứ 2 của Bài tập Tính giá thành sản phẩm có phân bước: Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song.