Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng ở nhiều quốc gia như một biện pháp hỗ trợ và bảo vệ ngành xuất khẩu. Tuy nhiên nó đem đến nhiều tác động tiêu cực cho hoạt động thương mại quốc tế, thậm chí là mối quan hệ ngoại giao.

Việt Nam có được trợ cấp xuất khẩu nữa không sau khi tham gia vào WTO?

Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2006, là thành viên của WTO Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc hoạt động, trong đó có Hiệp định SCM.

Theo đó, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu một cách toàn diện:

Tuy việc loại bỏ các biện pháp trợ cấp xuất khẩu tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh, sản xuất của một số doanh nghiệp nhưng Việt Nam vẫn tuân thủ hết sức nghiêm túc các quy định của WTO.

Hiện nay, các vấn đề về trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hóa nước ngoài đã được hệ thống thành các quy định pháp luật trong các văn bản cụ thể sau:

Ngoài việc quản lý các hoạt động liên quan đến trợ cấp xuất khẩu theo đúng yêu cầu của WTO và các Hiệp định, Công ước mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam cũng đồng thời xây dựng nhiều chính sách để ứng phó kịp thời với các tác động từ trợ cấp xuất khẩu của các quốc gia khác.

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp bị cấm ở hầu hết các quốc gia, do những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nền kinh tế trong nước và cả quan hệ thương mại quốc tế.

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.

Tại hội thảo “Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu”, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12% đến 15%.

Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu mạnh vào EU, gồm máy móc và thiết bị điện, giầy dép, thiết bị, lò phản ứng, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và phụ kiện, sắt thép, cà phê, trà, gia vị…

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), EVFTA đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng vọt từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023. Tăng trưởng được thể hiện rõ trong các lĩnh vực được cắt giảm thuế quan theo lộ trình khi EVFTA có hiệu lực.

Theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng, xuất khẩu chính ngạch phức tạp hơn bởi yêu cầu nhiều giấy tờ và cao hơn do phải chịu nhiều loại thuế, phí. Tuy nhiên, hàng hoá lại được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, qua đó giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.

Đặc biệt, khi tham gia chính ngạch, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính. Cùng đó, nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách, vốn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Hưng, chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế bày tỏ quan ngại, những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.

Đơn cử, ngày 13/05/2024 EU ban hành quy định quy trình mới về nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Theo đó, từ ngày 3/6/2024 tất cả doanh nghiệp có liên quan tới hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào EU đều phải khai báo dữ liệu trước khi hàng đến vào Hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu (ICS2).

Đáng chú ý, tuân thủ hệ thống ICS2 là bắt buộc đối với tất cả các lô hàng quá cảnh qua bất kỳ quốc gia EU nào ngay cả khi điểm đến cuối cùng không phải là một phần của EU. Ví dụ với các lô hàng từ châu Á đến Vương quốc Anh quá cảnh qua một quốc gia thành viên EU.

Các hãng vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt cũng cần cung cấp dữ liệu về hàng hóa được gửi đến hoặc qua EU trước khi hàng đến.

“Nếu các bên giao dịch chưa chuẩn bị sẵn sàng và không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của ICS2, hàng hóa của họ sẽ bị dừng ở biên giới EU và không được cơ quan Hải quan thông quan”, ông Hưng cảnh báo.

Doanh nghiệp Việt Nam nếu không nắm được các quy định này có khả năng phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng như: Các containers và lô hàng sẽ bị dừng tại biên giới với EU; hàng hoá sẽ không được thông quan bởi hải quan EU; hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU.

Các mặt hàng bị ảnh hưởng bởi quy định này gồm gia súc, cacao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc liên quan. Doanh nghiệp đưa các mặt hàng này vào thị trường EU và Bắc Âu phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Ngoài ra, một trong những vấn đề mới và được quan tâm nhất hiện nay đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2024 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. EU đang triển khai kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050.

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, ông Minh Lăng khuyến nghị doanh nghiệp chọn con đường chính ngạch nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam với tính pháp lý rõ ràng, rủi ro thấp hơn và có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn, quy định của thị trường từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu (ISO 9001, HACCP,...) từ đó xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đào tạo nhân viên, cải tiến công nghệ.

5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu gạo của Philippines đạt gần 2 triệu tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm đến nay, Cục Thực vật (Bộ Nông nghiệp Philippines) đã cấp 4.066 giấy phép thông quan nhập khẩu gạo cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines. Đứng thứ hai là Thái Lan xuất khẩu sang Philippines đạt 300.227,24 tấn, tiếp theo là Pakistan đạt 144.834,50 tấn, Myanmar đạt 65.080 tấn. Phần còn lại nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Italia và Tây Ban Nha.

Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với mức kỷ lục năm 2022 là 3,82 triệu tấn. Năm 2024, dự tính tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt khoảng 4 triệu tấn.

Theo thông tin của một số doanh nghiệp, thị trường Philippines khá ưa chuộng các loại gạo ĐT8 và 5451 của Việt Nam do mềm cơm.

Hiện nay, gạo Việt Nam thống lĩnh tại khu vực Metro Manila, khu vực các tỉnh phía nam do ngon cơm và giá cả phù hợp.

Ngô Thị Tuyết, M., & Đỗ Thị Trang. (2022). Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của việt nam sang thị trường Vương Quốc Anh. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (305), 62–71. Truy vấn từ https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/780

Tác động của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế

Trợ cấp xuất khẩu tác động đến nền kinh tế ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực.

Dù luôn được nhìn nhận là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nhưng không thể phủ nhận một số tác động tích cực mà trợ cấp xuất khẩu mang lại, có thể kể đến như:

Không thể phủ nhận các tác động tích cực đối với nền kinh tế, tuy nhiên trợ cấp xuất khẩu bị cấm bởi WTO bởi các ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang đến cho nền kinh tế và thường được nhìn nhận dưới dạng bảo hộ thương mại cực đoan.

Các tác động của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế của nước thực hiện trợ cấp có thể kể đến:

Không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước, trợ cấp xuất khẩu còn có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, giảm tính cạnh tranh. Bởi vậy mà WTO đã cấm các biện pháp này đối với các quốc gia thành viên.

Trợ cấp xuất khẩu có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường