Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng (chính là khu công nghiệp Yên Phong 1 giai đoạn 2) thuộc tỉnh Bắc Ninh, sở hữu vị trí thuận lợi, nằm gần Quốc lộ 18 và đường Tỉnh lộ 295, kết nối thuận tiện với các tỉnh thành phố lân cận và các khu vực trọng điểm thông qua các hình thức đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đây được xem là khu công nghiệp sôi động và có thể đáp ứng nhu cầu lưu trữ, trung chuyển của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Định hướng của Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng

Với định hướng trở thành khu công nghiệp tập trung, hiện đại, đồng bộ, sản xuất công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng tốt các nguyên liệu và nguồn nhân lực tại địa phương. Vì vậy, khu công nghiệp Yên Phong mở rộng chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo nên một khu kinh tế đồ sộ trong tương lai.

Ngành nghề đầu tư thu hút tại Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng

Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng là khu công nghiệp tập trung, thông minh, thân thiện môi trường và thu hút nhiều ngành sản xuất công nghiệp sạch, sử dụng tốt nguồn nguyên nhiên liệu như:

Định hướng của Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng

Tổng quan dự án và thông tin pháp lý

Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng là dự án được Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – Nguyễn Tiến Nhường ký kết ban hành Quyết định số 775/QĐ-UBND về việc mở rộng khu công nghiệp Yên Phong 1. Phần diện tích mở rộng là 314 ha, thuộc địa phận các xã: Yên Trung, Thụy Hòa, Dũng Liệt và Tam Đa (huyện Yên Phong), tỉnh Bắc Ninh.

Dự án do Tổng Công ty Viglacera – CTCP làm chủ đầu tư với tổng số vốn là 2.908 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư (15/11/2016).

Nguồn: Mở rộng Khu công nghiệp Yên Phong

Tổng quan dự án và thông tin pháp lý Khu công nghiệp Yên Phong Mở rộng

VNIC – Đơn vị Tư vấn đầu tư hàng đầu

Với kinh nghiệm hơn 12 năm tại thị trường Bất động sản công nghiệp thì VNIC luôn là đơn vị chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình tới các khách hàng. Chúng tôi cam kết:

Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của khu vực mà còn tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động sản xuất, thu hút đầu tư và tạo ra việc làm cho người lao động. Sự phát triển bền vững của khu công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần vào sự phát triển của Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Khu công nghiệp Mai Sơn là một trong 150 khu công nghiệp của toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 với tổng diện tích 150 ha, phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I quy mô 63,7 ha, giai đoạn II quy mô 86,3 ha. Sau 15 năm, Khu công nghiệp đã hiện hữu, được nhiều doanh nghiệp quan tâm khảo sát và đầu tư; bước đầu phát huy hiệu quả, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, tạo tiền đề quan trọng trong việc định hướng mở rộng và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

Trở lại Khu công nghiệp (KCN) Mai Sơn, tuyến đường nối từ Quốc lộ 6 vào đến KCN dài hơn 5km giờ đã được trải nhựa, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp đang hoạt động. Cảm nhận đầu tiên, KCN giờ đã hình thành, cơ sở hạ tầng được xây dựng quy mô, hệ thống cấp nước, quy mô 5.000 m³/ngày đêm; hệ thống xử lý nước thải, quy mô 2.500 m³/ngày đêm; đường giao thông nội bộ có 6 tuyến/4,2 km và hệ thống cấp điện đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có công suất 2.500 KVA (35/0,4). Nhà máy của các doanh nghiệp đang vận hành, tạo ra những sản phẩm có chỗ đứng trong thị trường, lũy kế đến tháng 12/2020, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng ra thị trường hơn 10 triệu viên gạch các loại; sản xuất trên 101.673 tấn tinh bột sắn; 283 tấn nhũ tương nhựa đường; san chiết đạt 5.690 tấn gas; chế biến hơn 2.897 m³ gỗ.

Doanh nghiệp đầu tiên chúng tôi đến thăm là Công ty TNHH Thanh Nhung. Tuyến đường vào Công ty rộng thênh thang đã trải nhựa Asphalt phẳng phiu nối thành các đường ô bàn cờ trong KCN, hệ thống cống thoát nước đã hoàn thiện, hè đường trong quá trình san gạt, chuẩn bị lát vỉa hè và trồng cây xanh. Bên trong Nhà máy chế biến lâm sản của Công ty TNHH Thanh Nhung dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại, nhiều công nhân, đa phần là nữ đang thoăn thoắt đôi tay xếp các thanh gỗ thành phẩm vuông vắn để đóng vào các túi bóng chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ; tiếng máy cưa, máy xẻ, tiếng xếp gỗ làm cho không gian làm việc thêm hối hả. Đón chúng tôi, ông Đàm Văn Thanh, Giám đốc Công ty kể: Đầu tư vào Khu công nghiệp Mai Sơn từ năm 2018, sau 3 năm đi vào hoạt động, hiện Công ty đang giải quyết việc làm cho 30 công nhân là người địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2020, Công ty đã sản xuất được hơn 1.947 m³ gỗ thành phẩm, nộp ngân sách Nhà nước gần 300 triệu đồng.

Ca làm việc của công nhân Nhà máy chế biến lâm sản của Công ty TNHH Thanh Nhung.

Bên cạnh Nhà máy chế biến lâm sản là Nhà máy nhũ tương nhựa đường Bachchambard, được Phó Giám đốc Nhà máy Vũ Ngọc Giảng, giới thiệu: Ngay từ khi triển khai, đơn vị đã được tỉnh và Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh tạo điều kiện về các thủ tục, giấy phép đầu tư và cấp hơn 10.000 m² đất để xây dựng. Năm 2020, Nhà máy đã cung cấp hơn 300 tấn nhựa đường cho thị trường, trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Tìm hiểu được biết, diện tích đất KCN Mai Sơn giai đoạn I đến nay đã cấp cho 10 nhà đầu tư là 33,88ha/47,96ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 71%. Hiện có 5 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, lũy kế đến 31/12/2020, tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 1.231 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 23,9 triệu USD. Sau khi giảm trừ các khoản thuế được ưu đãi, nộp ngân sách đạt 17,2 tỷ đồng. Điều đáng ghi nhận là KCN đưa vào hoạt động, các doanh nghiệp đã góp phần giải bài toán lao động địa phương, đến nay gần 250 lao động có việc làm thường xuyên, với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN duy trì ổn định, phát triển và đang mở rộng quy mô sản xuất, tăng tổng mức đăng ký đầu tư.

Vui mừng, vừa có thêm 3 doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư vào KCN Mai Sơn giai đoạn I là: Nhà máy chế biến nông sản và sản xuất sản phẩm phụ trợ đóng gói nông sản, có quy mô sử dụng công nghệ sấy khô, tiêu thụ 150 tấn nguyên liệu nông sản/ngày, công suất 4.000 - 5.000 tấn sản phẩm/năm và 10.000 tấn sản phẩm bao bì các loại; Nhà máy chế biến cà phê Minh Tiến, quy mô sử dụng 400 tấn cà phê quả/ngày, tương đương 5.544 tấn sản phẩm/vụ; Nhà máy chế biến hoa quả sấy Minh Tiến sử dụng công nghệ sấy lạnh, tiêu thụ 2.000 - 2.200 tấn quả các loại, thành phẩm từ 500 đến 550 tấn/năm. Cả 3 doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào KCN Mai Sơn đều đã khái toán giá trị nộp ngân sách Nhà nước từ 3-5 tỷ đồng/năm.

Những tín hiệu vui từ nhà đầu tư

Thực hiện Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 14/11/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn II, đến nay Ban Quản lý các khu công nghiệp đã hoàn thành việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La thông qua tại Nghị quyết số 262/NQ-HĐND ngày 11/3/2021.

Mục tiêu đặt ra nhằm xây dựng hoàn thiện hạ tầng thiết yếu của KCN, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư; hình thành điểm công nghiệp tập trung, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, góp phần tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác quản lý môi trường, tạo điều kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp; bố trí, sắp xếp lại dân cư sở tại, dần hình thành khu nhà ở công nhân trong KCN...

Thi công làm vỉa hè tại các tuyến đường trong Khu công nghiệp Mai Sơn.

Quy mô KCN Mai Sơn giai đoạn II là 86,3 ha, gồm: giao thông trong KCN thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, sơ đồ các tuyến theo dạng ô bàn cờ, phù họp với quy hoạch chi tiết, tổng chiều dài 4,33Km, mặt đường trải bê tông nhựa. Trong đó có đầy đủ hệ thống thoát nước mặt, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, cáp thông tin, hệ thống thoát nước thải, kênh dẫn nước từ trạm bơm về Nhà máy cấp nước. Đồng thời, xây dựng hạ tầng khu đất ở tái định cư tại chỗ, đất ở cho công nhân trong KCN, hệ thống cây xanh... với tổng mức đầu tư dự án khoảng 400.858 triệu đồng, cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương. Thời gian thực hiện trong 5 năm (2021-2025).

Công nhân Nhà máy chế biến nông sản BHL Sơn La vận hành máy sản xuất tinh bột sắn

Tín hiệu vui, hiện các nhà đầu tư đã quan tâm, tiến hành khảo sát và đều có cam kết ứng trước tiền giải phóng mặt bằng, tự bỏ vốn san mặt bằng để đầu tư vào KCN Mai Sơn giai đoạn II là Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La; Công ty cổ phần Vâm Sơn. Riêng Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc đã làm việc với Ban Quản lý các KCN để khảo sát, dự kiến đầu tư Nhà máy trong KCN Mai Sơn, với quy mô sử dụng đất khoảng 20 ha. Công ty cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La đang tiếp tục khảo sát, dự kiến liên kết với Tập đoàn Trung Nguyên đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê... Do chưa có mặt bằng nên chưa đủ điều kiện triển khai. Do vậy, nếu không kịp thời triển khai KCN giai đoạn II, thì tất cả các dự án này sẽ không thể thực hiện.

Giải pháp mở rộng và phát triển Khu công nghiệp

Để ngày càng mở rộng và phát triển KCN Mai Sơn, chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai thực hiện Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải phóng mặt bằng của giai đoạn II, KCN Mai Sơn (2021 - 2025) theo chủ trương của Chính phủ và của tỉnh Sơn La. Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh và UBND huyện Mai Sơn đã ban hành 2 quyết định cưỡng chế và giải phóng mặt bằng để thi công xong tuyến kênh; 1 quyết định cưỡng chế 1 hộ vi phạm về trật tự xây dựng trong khu công nghiệp... để tập trung giải phóng nốt mặt bằng hơn 14 ha diện tích của giai đoạn I, phấn đấu xong trước 30/6/2021. Đồng thời, tham mưu, đề xuất với tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về định hướng phát triển các KCN giai đoạn II (2021-2025); đề xuất với UBND tỉnh thành lập Tổ công tác 238 của UBND tỉnh chỉ đạo phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch chi tiết thực hiện; duy trì chế độ họp, kiểm tra tiến độ hàng tháng để nắm bắt những khó khăn, tháo gỡ kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm an ninh trật tự trong KCN phải được tăng cường và có giải pháp thực hiện thiết thực, phối hợp với các doanh nghiệp thành lập Đội bảo đảm an ninh trật tự - phòng chống cháy nổ; hoàn thiện thủ tục lắp đặt thiết bị nhà máy xử lý nước thải tập trung; tăng cường biện pháp quản lý xây dựng và PCCC có ký cam kết, tập huấn PCCC.

Ngoài ra, công tác CCHC phải tiếp tục đẩy mạnh, nhất là cải cách thủ tục hành chính; rà soát bãi bỏ, cắt giảm thời gian, đơn giản hóa TTHC (đã cắt giảm từ 29 thủ tục xuống còn 23 TTHC; rút ngắn thời gian giải quyết); xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 14 thủ tục hành chính mức độ 4; 100% TTHC được niêm yết, công khai tại bộ phận một cửa và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ban Quản lý, trang hành chính công của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.

Với sự triển khai đồng bộ và sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành từ tỉnh đến địa phương, Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải phóng mặt bằng của giai đoạn II, KCN Mai Sơn (2021 - 2025) sớm đưa vào triển khai xây dựng, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV đã đề ra.

Một số ý kiến về mở rộng và phát triển Khu công nghiệp Mai Sơn

Giám đốc Ban Quản lý các KCN tỉnh

Để KCN Mai Sơn giai đoạn II sớm được triển khai, Ban đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh làm việc với các bộ, ngành trung ương trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn II, đảm bảo tiến độ để tỉnh Sơn La trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư trong năm 2021.

Giám đốc Chi nhánh Tổng công ty Gas Petrolimex - Công ty CP tại Sơn La

Chúng tôi tham gia đầu tư tại KCN Mai Sơn từ năm 2009, lũy kế đến nay, Chi nhánh đã cung cấp hơn 5.690 tấn gas cho Chi nhánh Xăng dầu Sơn La và Công ty Xăng dầu Điện Biên, tổng trị giá hơn 38 tỷ đồng. Thời gian tới, đơn vị sẽ đầu tư mở rộng khu sang chiết gas LPG loại bình 12kg và 48 kg.

Rất phấn khởi khi KCN Mai Sơn được mở rộng, để góp phần xây dựng KCN ngày một phát triển, Công ty dự định tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 sẽ xây dựng phân xưởng ép các thanh gỗ có đường kính từ 1,2-1,4m; mua thêm máy xẻ gỗ, giải quyết việc làm cho 40 lao động địa phương.

Chính quyền tỉnh vừa duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Quang Châu, phần mở rộng thêm 90,5 ha.

Theo quyết định này, phần đất mở rộng tại khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên) để xây dựng nhà máy, kho tàng khoảng 67 ha. Đất để trồng cây xanh, mặt nước khoảng 11,6 ha, đất giao thông khoảng 9 ha và gần 2,5 ha còn lại để làm hạ tầng kỹ thuật. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, Thủ tướng đã chấp thuận mở rộng quy mô khu công nghiệp này với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Các xưởng sản xuất tại khu công nghiệp Quang Châu. Ảnh: Ngọc Thành.

Thành lập năm 2006, Quang Châu là một trong những khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất của tỉnh Bắc Giang với diện tích hơn 420 ha. Chủ đầu tư khu công nghiệp này là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang, một công ty con của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC). Công ty của ông Đặng Thành Tâm cũng phát triển nhiều khu công nghiệp khác như Quế Võ (Bắc Ninh), Tràng Duệ (Hải Phòng)...

Khu công nghiệp Quang Châu cách Hà Nội 35 km, cách cảng Hải Phòng khoảng 120 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 105 km. Phần diện tích hiện hữu tại đây được được lấp đầy 100%, với hơn 40 dự án tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, trong đó có 37 dự án FDI. Khoảng 67.000 lao động đang làm việc tại khu công nghiệp này.

Một số doanh nghiệp lớn đang đặt nhà máy tại khu công nghiệp Quang Châu như Luxshare-ICT, JA Solar. Năm ngoái, Foxconn - đối tác lắp ráp của Apple cũng ký ghi nhớ với công ty con của Kinh Bắc về việc thuê khoảng 50 ha tại phần đất khu công nghiệp này được mở rộng.

Ngoài duyệt mở rộng khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang mới đây cũng thông qua nghị quyết về đồ án quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.100 ha. 5 khu công nghiệp này gồm Đức Giang (huyện Yên Dũng) quy mô 287 ha, Hòa Phú mở rộng giai đoạn 2 (huyện Hiệp Hòa) quy mô 222 ha, Nghĩa Hưng (huyện Lạng Giang) quy mô 152 ha, Tiên Sơn - Ninh Sơn (huyện Việt Yên) và Xuân Cẩm - Hương Lâm (huyện Hiệp Hòa).

Bắc Giang là một trong những địa phương có bất động sản sôi động trong khoảng 3-4 năm nay cùng làn sóng phát triển của các khu công nghiệp. Thậm chí, có giai đoạn, đây còn là khu vực trải qua những cơn sốt giá mạnh nhất khu vực miền Bắc. Cùng với đó, các phân khúc cũng trở nên đa dạng hơn, từ đất nền, khu đô thị, căn hộ dịch vụ cho đến bất động sản sân golf.