Lần đầu tiên, tập đoàn tư nhân đa ngành có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các thương hiệu nội địa được yêu thích nhất, theo kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng “Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á” của Campaign Asia-Pacific và NielsenIQ.

Nhà máy dược phẩm của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An.

Theo đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có quyết định số 456/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Dược - Vật tư y tế Nghệ An, có trụ sở tại số 16 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hưng Bình, TP Vinh (Nghệ An).

Cụ thể, Công ty CP Dược - VTYT Nghệ An đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi sản xuất thuốc Vitamin C (số đăng ký VD-21945-14) khi giấy đăng ký lưu hành đã hết hiệu lực.

Cũng theo Cục Quản lý Dược, Công ty CP Dược - VTYT Nghệ An đã sản xuất nhiều lô thuốc trong thời gian giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực và ghi thông tin ngày sản xuất trên hồ sơ lô sản xuất, hộp thuốc khác với thời gian sản xuất thực tế.

Hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền với mức phạt là 60 triệu đồng. Cục Quản lý Dược cũng đã giao ông Phạm Tuấn Linh là người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà Công ty CP Dược - VTYT Nghệ An không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Dược - Vật tư y tế Nghệ An.

Được biết, Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An với chuyên ngành chính là sản xuất, kinh doanh thuốc, hóa chất và dược phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước.

Năm 2001, thực hiện chủ trương của Nhà nước và quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu, Dược - Vật tư Y tế Nghệ An trở thành Công ty cổ phần.

Sau nhiều lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nâng tổng vốn, hiện Công ty có vốn điều lệ là 60 tỷ đồng. Tháng 7/2019, Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM với mã chứng khoán là: NTF.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển thì những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này lại không mấy khả quan.

Theo tìm hiểu của PV Tài chính doanh nghiệp, Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An liên tục giảm sút. Cụ thể, từ 328 tỷ đồng năm 2017 thì năm 2020, doanh nghiệp này chỉ đạt 213 tỷ đồng (năm 2019 là 246 tỷ đồng). Năm 2021, Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An chỉ đạt 179 tỷ đồng.

Cùng với đó, Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp này cũng rơi xuống chỉ còn 1 con số. Cụ thể từ hơn 10 tỷ đồng năm 2017 thì năm 2020, Lợi nhuận sau thuế thu nhập của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An chỉ còn hơn 2,4 tỷ đồng. Năm 2021, doanh nghiệp này chỉ đạt con số khiêm tốn là 1,9 tỷ đồng.

Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn và lợi nhuận thấp, thì bên cạnh đó, thời gian gần đây, 1 số vị trí lãnh đạo quan trọng của Công ty này cũng đã có sự thay đổi. Cụ thể, vào tháng 5/2021, doanh nghiệp này có sự thay đổi về thành viên trong HĐQT. Theo đó, bà Khúc Thị Quỳnh Lâm trở thành Chủ tịch HĐQT thay cho ông Đinh Văn Đông.

Bên cạnh đó, Ban điều hành của Công ty này cũng có sự thay đổi tượng tự. Đáng chú ý, sau 2 tháng kể từ khi ông Mai Trọng Minh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc (tháng 2/2021) thì đến tháng 4/2021 ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An thay cho ông Nguyễn Văn Thảo. Tuy nhiên, vào ngày 23/4 vừa qua, ông Mai Trọng Minh lại phải miễn nhiệm và thay vào đó ông Phạm Tuấn Linh làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An.

Được biết, từ cuối năm 2017, Công ty CP Thương mại và du lịch Ngân Anh (có địa chỉ ở Quận Đồ Sơn, Hải Phòng) trở thành đơn vị có liên quan đến Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Nghệ An, đồng thời, là Công ty mẹ của doanh nghiệp này.

Nói thêm về Công ty mẹ của doanh nghiệp Dược - Vật tư Y tế Nghệ An, theo tìm hiểu riêng của PV Tài chính doanh nghiệp, vào tháng 7/2021 vừa qua, Công ty CP Thương mại và du lịch Ngân Anh - Mã chứng khoán: NTF đã có sự thay đổi sở hữu cổ phiếu của cổ đông lớn. Theo đó, Công ty mẹ này đã bán ra 580,000 CP. Từ việc nắm giữ 3,286,955 CP (tỷ lệ 54.78%) thì sau khi thực hiện giao dịch, số lượng cổ phiếu của Công ty CP Thương mại và du lịch Ngân Anh chỉ còn nắm giữ 2,706,955 CP (tỷ lệ 45.12%). Được biết, lý do thay đổi sở hữu trên của Công ty mẹ Dược - Vật tư y tế Nghệ An là nhằm cơ cấu lại khoản đầu tư.

Mới đây, vào ngày 1/8, Công ty TNHH MTV Du lịch và vui chơi giải trí Đồ Sơn- Mã chứng khoán: NTF đã không còn là cổ đông lớn của doanh nghiệp này khi đã bán: 1,215,130 CP. Cùng với đó, Công ty TNHH Thung Lũng Vua (nắm giữ trước đó 356,190 CP) đã mua thêm 1,141,000 CP và trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp.

“Được thành lập năm 1993 với hội sở chính đặt tại Hà Nội, Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và một trong những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á Với giá trị vốn hóa lớn thứ 4 trên thị trường, chúng tôi cũng tự hào khi là ngân hàng dẫn đầu về hiệu suất hoạt động 18 quý tăng trưởng liên tiếp Trong những năm trở lại đây, Techcombank liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng được trao bởi các tổ chức quốc tế uy tín như: EuroMoney, Global Finance, Wells Fargo, Bank of New York Mellon, AsiaRisk, Finance Asia, Global Banking and Finance Review, vv….”

Trong những năm trở lại đây, Techcombank liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng được trao bởi các tổ chức quốc tế uy tín như: EuroMoney, Global Finance, Wells Fargo, Bank of New York Mellon, AsiaRisk, Finance Asia, Global Banking and Finance Review, vv….”

(HQ Online) - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố.

Dệt may hiện là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, đang đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép" về cả nguồn cung nguyên liệu thời điểm ban đầu và đầu ra sản phẩm ở thời điểm hiện tại.

Trong bối cảnh đó, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu. Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.

“Sự tiếp cận nhạy bén và chuyển đổi nhanh chóng giữa các sản phẩm dệt may truyền thống với mặt hàng khẩu trang sẽ là bí quyết để các doanh nghiệp dệt may không chỉ cầm cự qua mùa dịch, mà còn có thể tạo ra một “sân chơi” mới, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước”, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

Dù vậy, để coi sản xuất khẩu trang là một ngành sản xuất lâu dài, theo Cục Xuất nhập khẩu cần tính đến một số yếu tố.

Cụ thể là, trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.

Ngoài ra, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

“Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít”, Cục Xuất nhập khẩu lưu ý.

Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Xem xét xuất khẩu khẩu trang y tế

Bên cạnh xuất khẩu khẩu trang vải, xuất khẩu khẩu trang y tế cũng là vấn đề được không ít doanh nghiệp dệt may quan tâm.

Theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu phân tích, quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.

Tuy vậy, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định, trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các bộ, ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.

Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Hiện nay, một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.

Tối nay (6/12), Lễ trao giải Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình diễn ra từ 20 giờ 10 phút và sẽ được livestream trên trang chủ và fanpage của Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy.

Chương trình cũng được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và được tiếp sóng trên nhiều nền tảng trực tuyến.

Năm nay, VinFuture chọn thông điệp “Bứt phá Kiên cường”, với ý nghĩa thông qua cánh cửa khoa học công nghệ, nhân loại bứt phá kiên cường qua những khó khăn để dựng xây cuộc sống thịnh vượng hơn.

Trước đó, trong hai ngày 4 và 5/12, Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” đã diễn ra với 4 phiên: “Vật liệu cho Tương lai bền vững”, “Triển khai AI trong thực tế”, “Ô nhiễm Không khí và Giao thông: Cơ hội và Thách thức cho Việt Nam và thế giới”, và “Những Đổi mới trong Chăm sóc Sức khỏe Tim Mạch và Điều trị Đột quỵ”.

Song song với các tọa đàm khoa học, “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” sẽ là cầu nối quan trọng để kết nối các nhà khoa học hàng đầu thế giới với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Những đối thoại sẽ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu như “Phương pháp tiếp cận mới nhằm kiểm soát và điều chỉnh tăng huyết áp”; “Kỹ thuật canh tác bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”; “Những đổi mới trong năng lượng mặt trời và kỹ thuật vật liệu tiên tiến”; và “Các nhà khoa học nữ vì tương lai năng lượng bền vững và môi trường xanh”…

Và tối nay (6/12), Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm để vinh danh những phát minh và công nghệ đột phá, được lựa chọn từ gần 1.500 dự án nghiên cứu đề cử bởi hơn 9.000 đối tác đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Lễ trao giải VinFuture lần thứ 4 sẽ quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, bao gồm các chủ nhân giải Nobel, Turing và VinFuture. Hệ thống giải thưởng VinFuture năm nay gồm 4 hạng mục. Trong đó, giải thưởng chính trị giá hơn 76 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD, là một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.

Ba giải đặc biệt mỗi giải trị giá gần 13 tỷ đồng, tương đương 500 nghìn USD sẽ được dành cho Nhà khoa học nữ, Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.