Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Hải Dương tập trung khắc phục việc mất điện diện rộng do bão gây ra

Theo báo cáo sơ bộ của tỉnh Hải Dương, đến sáng 8-9, bão số 3 đã gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình giao thông, hệ thống công trình điện, viễn thông.

Cụ thể, toàn tỉnh có khoảng 10.000 ha lúa bị đổ, khoảng 1.200 ha cây rau màu bị dập nát, hơn 600 ha cây ăn quả bị gãy, đổ.

Nhiều mái nhà tôn, cửa kính bị sập, tốc, hư hỏng; nhiều biển quảng cáo, cây bóng mát bị đổ, gãy, gây ách tắc nhiều tuyến đường giao thông.

Toàn tỉnh Hải Dương có 26 cột điện bị gãy, đổ, gây mất điện diện rộng. Do đứt cáp quang, 5 trạm BTS bị đổ nên hệ thống viễn thông bị gián đoạn, gây mất liên lạc.

Theo báo cáo nhanh của công ty Điện lực Hải Dương đến sáng sớm 8-9 đã khôi phục 19/23 trạm 110 kV gặp sự cố.

Tuy nhiên về lưới điện trung, hạ áp thống kê sơ bộ trên 800 cột gặp sự cố, rất nhiều đoạn tuyến dây bị đứt; mới cấp điện được khoảng 20.000 khách hàng, 649.000 khách hàng đang bị ảnh hưởng, chờ khắc phục.

Ngành điện Hải Dương cho biết trong ngày 8-9, sẽ khẩn trương khắc phục sự cố để cấp điện cho các hệ thống chính, nhất là cấp điện cho các trạm bơm. Việc khắc phục để cấp điện sinh hoạt cho người dân sẽ đạt khoảng 70%.

Lực lượng Công an, dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa bão. Ghi nhận tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) sáng 8-9 - Ảnh: DANH KHANG

Lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ ở Hà Đông, Hoài Đức - Ảnh: THÀNH CHUNG

Lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ ở Hà Đông, Hoài Đức - Ảnh: THÀNH CHUNG

Lực lượng chức năng tiến hành dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ ở Hà Đông, Hoài Đức - Ảnh: THÀNH CHUNG

Lực lượng Công an, dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa bão. Ghi nhận tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) sáng 8-9 - Ảnh: DANH KHANG

Lực lượng Công an, dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa bão. Ghi nhận tại đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) sáng 8-9 - Ảnh: DANH KHANG

Người dân dọn sình lầy tràn xuống đường Lý Thái Tổ (Đồ Sơn) - Ảnh: DANH TRỌNG

Công nhân vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau bão trên đường Mê Linh, TP Hải Phòng - Ảnh: NAM TRẦN

Theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh đã huy động đoàn viên thanh niên ứng trực, tham gia hỗ trợ công an tại cơ sở và các đơn vị chức năng cắt bỏ, di chuyển các cây bị gãy, đổ, đảm bảo an toàn giao thông, phòng ngừa các rủi ro về chập cháy điện.

Nhiều nơi ở Bắc Giang vẫn mất điện, liên lạc gián đoạn

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang, đến 7h ngày 8-9, toàn tỉnh có 5 người bị thương do mái nhà, cây đổ vào người và 1 người mất tích ở huyện Lục Ngạn. Hàng nghìn ha lúa và hoa màu gãy đổ, hàng trăm cây xanh bật gốc, nhiều nơi mất điện.

Sơn Động, Lục Ngạn là hai huyện thiệt hại nhiều nhất với hàng trăm nhà tốc mái, phải di dời khẩn cấp. Ước tính thiệt hại sơ bộ toàn tỉnh khoảng 130 tỉ đồng. Mực nước sông suối tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam tiếp tục dâng, chia cắt và cô lập giao thông nhiều nơi. Hai ngành điện lực và viễn thông đang khắc phục sự cố.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-9, một lãnh đạo UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang - cho biết đến 8h, đường dây 220kV Quảng Ninh - Đông Rì (Bắc Giang) đang được khắc phục, nhiều hộ dân vẫn mất điện. Trung tâm thị trấn An Châu và vùng phụ cận mất sóng Vinaphone, việc liên lạc khó khăn.

Điện lực Sơn Động đang triển khai các nhóm kiểm tra đường dây sau bão và khắc phục sự cố. Khó khăn nhất là nhiều cột trung thế, hạ thế bị đổ, nghiêng, sạt lở.

Hình ảnh ghi nhận sáng 8-9 tại TP Bắc Giang, cây cối, cột điện ngã đổ ở một số tuyến đường. Nhiều người dân chưa ra khỏi nhà do lo sợ vẫn còn cây, tôn rơi vào người - Ảnh: VĂN THẮNG

Trong tối 7-9 và sáng 8-9, các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và chính quyền các địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi an toàn, tránh nguy cơ do nước sông, suối dâng cao.

Chị Thân Mai, trú Biển Động, Lục Ngạn, Bắc Giang cho hay những trận mưa lớn liên tục kèm gió khiến khu vực chị ở ngập lớn, đến khoảng 8h sáng nay nước vẫn chưa rút. Theo chị Mai, gia đình mất điện từ tối thứ 6 đến nay vẫn chưa có điện.

Lực lượng chức năng tại tỉnh Bắc Giang thức xuyên đêm di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đến sáng, cảnh sát giao thông tham gia dọn dẹp cây cối gãy đổ trên các tuyến đường - Ảnh: CÔNG AN SƠN ĐỘNG

Do được cảnh báo từ trước, gia đình di chuyển đồ đạc lên nơi cao, khô ráo song sinh hoạt, đi lại của gia đình bị đảo lộn.

Còn tại TP Bắc Giang, nhiều tuyến đường ghi nhận cây xanh gãy, đổ, mái tôn nhà dân hư hỏng, nhiều gia đình vẫn ở trong nhà chưa ra ngoài vì nguy cơ cây đổ. Anh Lại Văn Thắng, 27 tuổi, trú TP Bắc Giang, cho hay bản thân chưa thấy cơn bão nào to như vậy. Sáng nay khi ra khỏi nhà, anh thấy nhiều cây, cột điện đổ, song trời ngớt mưa nên vẫn đi làm được.

Tại Bắc Ninh, Tuổi Trẻ Online ghi nhận sáng 8-9 tại khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, các tuyến đường tan tác sau khi bão chạy qua, cây cối gãy đổ rạp xuống các tuyến đường trong khu công nghiệp, một số đường bị cây đổ bít lối đi.

Một số công ty trong khu công nghiệp bị tốc một phần mái tôn, cửa kính. Đến khoảng 7h30 sáng, trời ngớt mưa các lựng lượng chức năng, nhân viên bắt đầu dọn dẹp hậu quả do bão gây ra. Nhiều tuyến đường tại Bắc Ninh cũng chung tình trạng cây cổ rạp khi bão chạy qua. Từ sáng sớm người dân bắt đầu dọn cây gãy đổ trước nhà khi mưa ngớt.

Tại các công trình công cộng có cây bị gãy đổ, lực lượng chức năng đang tiến hành dọn dẹp, khắc phục sau bão.

Úng cục bộ ở một số khu công nghiệp ở Bắc Ninh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-9, một lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho hay qua nắm bắt, bão số 3 gây ngập úng cục bộ trong 1-2 tiếng và gây đổ một số cây xanh mới trồng.

Trước đó, từ ngày 4-9, tỉnh Bắc Ninh và ban đã có thông báo để các doanh nghiệp nắm rõ tình hình cơn bão số 3 và giải pháp hạn chế thiệt hại tài sản, bảo đảm an toàn cho người lao động. "Cơ bản các doanh nghiệp có sự chuẩn bị, gia cố nhà xưởng, trụ sở… nên hoạt động sản xuất không gặp ảnh hưởng gì lớn", vị này cho hay.

Theo lãnh đạo ban, nhiều công nhân được công ty cho nghỉ ca đêm 7-9 và nghỉ sáng 8-9. Ngày mai đầu tuần (ngày 9-9), các doanh nghiệp vẫn sản xuất theo kế hoạch di điện lưới đảm bảo, được khắc phục.

Tình trạng viễn thông liên lạc cũng đang được giải quyết. Hiện, có khoảng 290.000 người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh.

Yên Bái: 1 cháu bé tử vong do sập nhà từ mưa bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 11h trưa 8-9 mưa lũ do ảnh hưởng bão số 3 đã làm 1 người chết.

Cụ thể, mưa bão đã khiến cháu S.T.T., (10 tuổi) ở thôn suối Lót, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tử vong do sập nhà.

Mưa bão cũng làm 439 nhà bị thiệt hại, trong đó 1 nhà ở huyện Yên Bình bị sập đổ hoàn toàn; 1 nhà huyện Mù Cang Chải bị hư hỏng nặng; 13 nhà huyện Trạm Tấu bị sạt lở, ta-luy ảnh hưởng…

Đồng thời làm 610,48 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại; 175 con gia cầm, 4 con gia súc bị chết; 400m2 nuôi cá tầm và 3 hộ bị lũ cuốn trôi đường dây dẫn nước dẫn đến mất nước bể nuôi cá, nguy cơ gây thiệt hại số lượng cá tầm trong bể tại xã Việt Hồng.

Các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, đường tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu) sạt lở tại km 26, khối lượng khoảng 100 m3 và sạt lở đất đá nhiều điểm ảnh hưởng đến giao thông hiện cơ quan chức năng đang triển khai khắc phục để đảm bảo lưu thông trên tuyến.

Huyện Văn Chấn bị Trôi 1 cầu phao dẫn vào thôn Đá Đen và thôn Khe Trầu xã An Lương, tạm thời chia cắt khoảng 30 hộ dân. Một số tuyến đường bị sạt lở (xã Nậm mười, Sùng Đô, Suối Giàng) nhưng không gây ách tắc hoàn toàn, hiện đang chỉ đạo khắc phục.

Tại huyện Mù Cang Chải, đường 175B đoạn gần ngã ba vào Làng Sang bị sạt ta-luy dương gây ách tác giao thông không đi lại được. Đường giao thông nông thôn bị sạt lở nhiều đoạn hiện đang thống kê; Ngầm tràn cầu bản Nậm Khắt, Pú Cang, cầu gỗ bản Cáng Dông xã Nậm Khắt bị ngập sâu không đi qua lại được.

Thị xã Nghĩa Lộ, sạt lở đất xuống đường giao thông nông thôn ở thôn Nậm Đông, xã Nghĩa An; Ngập cục bộ một số tuyến đường giao thông (thôn 7 xã Nghĩa Lộ; bản Đoàn Kết, bản Vãn, xã Sơn An; Năm Hăn Thượng, xã Phù Nham; Khá Hạ, xã Thanh Lương; đập tràn Phù Nham, đập tràn Nậm Đông, xã Nghĩa An).

Mưa bão cũng khiến một số công trình y tế, công trình công cộng , thủy lợi, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng. Trung tâm y tế huyện Trạm Tấu bị sạt ta-luy dương thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình tại đây.