Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, được Bác nói khi nào?

Giải thích sự khác biệt giữa quần kaki và quần khaki: Cách gọi khác nhau, nhưng đều ám chỉ một loại quần

Quần kaki và quần khaki là hai thuật ngữ thường được sử dụng để miêu tả cùng một loại quần. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ về cách gọi giữa hai thuật ngữ này.

Quần kaki là thuật ngữ phổ biến tại Mỹ và nhiều nước Tây phương. Nó thường được sử dụng để chỉ quần có chất liệu khaki, màu nâu nhạt hoặc xanh xám, có thể có kiểu dáng và cắt may khác nhau.

Trong khi đó, quần khaki là thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Anh và một số quốc gia khác. Nó cũng ám chỉ đến cùng một loại quần, có chất liệu khaki và màu sắc tương tự như quần kaki.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sự khác biệt trong cách gọi không ảnh hưởng đến loại quần này. Quần kaki/quần khaki vẫn là một trang phục phổ biến trong thời trang hàng ngày, có tính thực dụng và phù hợp cho nhiều dịp khác nhau. Dù gọi là quần kaki hay quần khaki, nó vẫn mang đến sự thoải mái và phong cách cho người mặc.

Quần khaki đã trở thành một lựa chọn phổ biến và phong cách trong thời trang. Với tính linh hoạt, độ bền và sự thoải mái, quần khaki dễ dàng kết hợp với nhiều trang phục khác. Ở bài viết sau Giày Nam Tonkin sẽ giới thiệu bạn cách phối đồ đẹp cùng quần khaki nhé.

Chuỗi kênh Social & Website chính thức của Giày nam TONKIN

Fanpage: https://www.facebook.com/tonkinshoesvnInstagram: https://www.instagram.com/tonkin_shoes/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@giaynamtonkinYoutube: https://www.youtube.com/@giaynamtonkin6304/featuredWebsite: https://giaynamtonkin.vn/

Sáng ngày 7-8, tại chùa Pháp Hoa (P.4, Q.Phú Nhuận), Phòng Văn hóa – Thông tin quận Phú Nhuận đã phối hợp với chùa tổ chức lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp thành phố.

Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Như Niệm, UV Thường trực HĐTS, Phó BTS kiêm Trưởng ban TTXH, trụ trì chùa Pháp Hoa; HT.Thích Trung Hậu, UV Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư; HT.Thích Như Tín, Phó BTS Phật giáo TP.HCM; HT.Thích Huệ Minh; HT.Thích Thanh Hùng, đồng UV Thường trực HĐTS, chứng minh BTS GHPGVN quận Phú Nhuận; HT.Thích Tấn Đạt, Phó Văn phòng 2 T.Ư, Phó Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư; ĐĐ.Thích Minh Nhật, Trưởng BTS GHPGVN quận Phú Nhuận… cùng đại diện chư tôn đức các tự viện trên địa bàn quận và các quận lân cận.

Về phía lãnh đạo quận Phú Nhuận có ông Trịnh Xuân Thiều, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND Quận; ông Huỳnh Đăng Linh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Quận; cùng đại diện các ban ngành quận phường, các nhân chứng lịch sử và Phật tử chùa Pháp Hoa tham dự.

Phát biểu giới thiệu về di tích lịch sử chùa Pháp Hoa, bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin quận, cho biết: vào những năm đầu thế kỷ 20, Phú Nhuận còn hoang vu, đất đai thưa thớt người ở; nhiều người dân từ Quảng Nam và miền Trung tham gia phong trào chống thuế năm 1908 bị thực dân Pháp truy bắt gắt gao, nên đã chạy vào Phú Nhuận để khai khẩn đất hoang, làm thuê, làm mướn sinh sống, trong đó có các như sư yêu nước như nhà Sư Quang Minh; Nhà sư Đạo Thanh… Các nhà Sư đã về ấp Đông Nhì, xã Phú Nhuận lập một thảo am đặt hiệu là Pháp Hoa vào năm 1928, tiền thân là chùa Pháp Hoa ngày nay. Thảo am được lập nhằm mục đích làm nơi lưu trú, lui tới của các sĩ phu, các nhà yêu nước, Tăng Ni và trí thức thời bấy giờ, là một cơ sở cách mạng trong cuộc chống ngoại xâm của nhân dân.

HT. Thích Như Niệm nhận bằng xếp hạng di tích Văn hóa

Từ năm 1930-1940 chùa Pháp Hoa là địa điểm hoạt động của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ. Trước năm 1945, chùa Pháp Hoa là nơi ẩn náu của những người bị chính quyền phong kiến Nam triều dưới thời Pháp thuộc đàn áp và truy bắt ở miền Trung. Sau năm 1945, chùa Pháp Hoa là cơ sở bí mật nằm ngay trong vùng ven đô của thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, là nơi ẩn náu, liên lạc của nhiều chiến sĩ Ban công tác số 6 của Đặc Khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ năm 1945-1950, chùa còn là nơi trú ẩn và liên lạc từ nội thành với chiến khu kháng chiến An Phú Đông, là cơ sở liên lạc của các chiến sĩ từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động đổi vùng, tránh địch lùng bắt. Bên cạnh đó, đốc công Nguyễn Văn Hòa còn xây tại chùa căn hầm bí mật dùng để nuôi dấu cán bộ và cơ sở để cất giấu báo Tiếng súng kháng địch, của Ban Chí vận thuộc xứ ủy Nam kỳ…  Đồng hành cùng các giới tại Sài Gòn – Gia Định suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến của dân tộc, bằng những đóng góp hy sinh của mình chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Hoa đã là cơ sở nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ hoạt động an toàn cho đến ngày kháng chiến thắng lợi, thống nhất đất nước.

Ghi nhận những đóng góp của chùa Pháp Hoa vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, ông Phan Nguyên Bình, Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND quận đã công bố quyết định 2258 của UBND TP về việc công nhận di tích lịch sử chùa Pháp Hoa. Sau đó, ông Trịnh Xuân Thiều đã thay mặt lãnh đạo quận trao bằng công nhận di tích và tặng hoa chúc mừng đến HT.Thích Như Niệm. Ông Nguyễn Đông Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận, thay mặt lãnh đạo quận đã phát biểu chúc mừng, khái quát lại những đóng góp của chùa trong công cuộc kháng chiến và thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị các ban ngành quận, phối hợp với chùa thực hiện các nội dung như: tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, giá trị di tích lịch sử của chùa, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh việc bảo vệ và phát huy những giá trị di tích lịch sử. Chính quyền địa phương phối hợp ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích theo quy định.

“Chùa tiếp tục sưu tầm, phục chế và làm bản sao các hiện vật, hình ảnh, tài liệu liên quan đến di tích để trưng bày tại chùa; nhằm tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ tốt cho việc tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích…”, ông Phó Chủ tịch nhấn mạnh. Phát biểu tại buổi lễ, HT.Thích Như Niệm, trụ trì chùa đã ôn lại quá trình hoạt động cách mạng của các nhà sư ở chùa Pháp Hoa cũng như bản thân Hòa thượng. Hòa thượng chia sẻ, dù là tu sĩ nhưng nhìn cảnh nước mất, nhà tan thì không thể nào ngồi nhìn được mà luôn đau đáu phải làm điều gì đó cho quê hương đất nước nơi minh được sinh ra và lớn lên. Chính những điều đó đã thôi thúc Hòa thượng cũng như chư Tăng và Phật tử ở chùa tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào và đi theo cách mạng. Những đóng góp đó tuy không to lớn, nhưng nhà nước luôn quan tâm và ghi nhớ để hôm nay công nhận nơi đây là di tích như một việc làm tri ân tiền nhân, và để lại một bài học lớn về giá trị nhân văn cho thế hệ kế thừa.

Sau buổi lễ, HT.Thích Như Niệm cùng chư tôn đức và quý quan khách đã gắn bảng công nhận di tích lịch sử.

Ý tưởng sử dụng vải khaki làm quần bắt nguồn từ đâu

Ý tưởng sử dụng vải khaki làm quần bắt nguồn từ ngành quân sự. Vải khaki ban đầu được sử dụng trong quân đội với mục đích tạo ra một loại quần có màu sắc và chất liệu phù hợp cho môi trường chiến tranh. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp thời trang, vải khaki đã trở thành một xu hướng thời trang phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong trang phục hàng ngày.

Vải khaki đem lại sự kết hợp giữa tính chất thực dụng và phong cách. Chất liệu nhẹ, thoáng khí và bền bỉ của vải khaki đã tạo ra một sự lựa chọn lý tưởng cho việc sản xuất quần. Sự linh hoạt trong việc kết hợp với các kiểu dáng và phong cách khác nhau đã tạo nên sự đa dạng trong thiết kế quần khaki, từ quần dài, quần ngắn, quần bermuda cho đến quần cộc và quần tây.

Ngoài ra, phong cách ăn mặc casual ngày càng trở nên phổ biến, và quần khaki là một trong những yếu tố quan trọng trong phong cách này. Sự đơn giản, nhẹ nhàng và lịch sự của quần khaki đã thu hút sự quan tâm và ưa chuộng từ phía công chúng.

Với sự kết hợp giữa nguồn gốc trong quân đội và sự phát triển trong ngành thời trang, ý tưởng sử dụng vải khaki làm quần đã trở thành một xu hướng vượt ra khỏi mục đích ban đầu và trở thành một biểu tượng của phong cách và sự thoải mái trong thời trang hàng ngày.