Ngành da liễu là một trong những lĩnh vực quan trọng, khi mà da là hàng rào đầu tiên chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Vậy bạn có tự hỏi một bác sĩ da liễu học bao nhiêu năm?

Giải đáp: Bác sĩ da liễu học bao nhiêu năm?

Để trở thành bác sĩ da liễu, bạn cần trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp tại các trường đại học y khoa. Ở Việt Nam, có nhiều cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực y khoa, bao gồm Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, và Đại học Y Hà Nội. Những trường này thường có khoa da liễu trong chương trình đào tạo của mình.

Đối với việc theo học ngành da liễu, khối A (Toán, Lý, Hóa) và khối B (Sinh, Hóa, Toán) đều phù hợp, tùy thuộc vào quy định xét tuyển của từng trường. Quá trình đào tạo gồm hai giai đoạn chính: 2 năm đầu là học các kiến thức nền tảng y khoa, sau đó từ năm thứ 3  trở đi, sinh viên sẽ bắt đầu học chuyên sâu về da liễu.

Trong giai đoạn chuyên sâu, sinh viên được trang bị kiến thức cần thiết để điều trị các bệnh về da, áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến. Ngoài ra, sinh viên còn được học về các kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu cơ bản đến nâng cao. Vì vậy, quá trình đào tạo để trở thành bác sĩ da liễu mất khoảng 5 đến 6 năm, bao gồm cả giai đoạn học lý thuyết và thực hành lâm sàng.

Xem thêm: Bác sĩ da liễu học ngành gì? Học bác sĩ da liễu thi khối nào?

Thời gian và điều kiện để bác sĩ da liễu được cấp chứng chỉ hành nghề

Để được cấp chứng chỉ hành nghề, một bác sĩ da liễu phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thời gian và địa điểm thực hành. Theo Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cần đăng ký thực hành tại khoa phù hợp với văn bằng chuyên môn của họ. Điều này có nghĩa là một bác sĩ da liễu phải đăng ký thực hành tại khoa da liễu của bệnh viện.

Về thời gian thực hành, Điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 41/2015/TT-BYT, quy định rằng bác sĩ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 cần có ít nhất 18 tháng thực hành liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được xác nhận có đủ thời gian thực hành.

Như vậy, để đạt được chứng chỉ hành nghề, bác sĩ da liễu không chỉ cần chứng minh năng lực chuyên môn thông qua thời gian thực hành đủ lâu tại khoa da liễu của bệnh viện mà còn cần tuân thủ các quy định về đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp.

Học bác sĩ da liễu có thể làm những việc gì?

Bác sĩ da liễu sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, bao gồm:

Như vậy nếu bạn có đam mê và cố gắng thì ngành bác sĩ da liễu học bao nhiêu năm sẽ không là vấn đề lớn. Đào tạo liên tục chúc bạn tìm được định hướng nghề nghiệp đúng đắn với bản thân và một tương lai thành công rực rỡ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo nhân lực y tế với bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ đào tạo và sau đào tạo là cần thiết, bởi hiện nay, đang có sự chồng chéo, không rõ ràng trong việc đào tạo hàn lâm khoa học và hành nghề.

Theo kế hoạch, để đào tạo bác sĩ ra làm được việc thường phải có thời gian dài hơn. Sinh viên thi vào đại học ngành y vốn đã rất khó, họ phải học tiếp 4 năm sau đó. Có thể đi học 2 năm thạc sĩ, 3 năm tiến sĩ nếu đi theo hướng hàn lâm nghiên cứu.

Theo hệ lâm sàng, sinh viên ngành y học xong 4 năm sẽ học tiếp hai năm bác sĩ nội trú của ngành y. Kết thúc học 6 năm đại học lâm sàng, để có thể hành nghề được, cần có thêm 1 năm thực hành ở bệnh viện dưới sự dẫn dắt của bác sĩ. Tính ra, một bác sĩ muốn được hành nghề cần 7 năm học và phải trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề.

Sau đó, bác sĩ có thể lựa chọn hoặc học nội trú hoặc học chuyên khoa 1. Và thời gian này có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm theo độ sâu chuyên khoa. Như vậy, sẽ có chuyên khoa lên tới 12 năm.

Cùng với đó, Bộ trưởng Tiến cho biết, sẽ đề nghị mức lương khởi điểm của bác sĩ phải cao hơn vì 7 năm học của sinh viên ngành y nếu bằng lương người học 4 năm là hoàn toàn không hợp lý. 7 năm cần có bậc lương cao hơn.

Hiện nay, đề án này đã được hội đồng giáo dục quốc gia đã đồng ý. Lúc đó, đào tạo ngành y sẽ có hai hướng rõ ràng: Tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa (một bên là hàn lâm lý thuyết, một bên là thực hành). Để làm được điều này, Bộ trưởng Tiến cho rằng, các luật trong giáo dục đào tạo cần phải điều chỉnh theo.

Thay đổi cách bổ nhiệm giám đốc bệnh viện

Cách thức vận hành tự chủ các bệnh viện hiện có nhiều mức, từ tự chủ hoàn toàn cho tới tự chủ 1 phần. Hội đồng bệnh viện cần có hội đồng quản lý, hội đồng đó chọn ra giám đốc bệnh viện và Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện, trung tâm y tế và các chức năng lãnh đạo khác. Việc bổ nhiệm, bình bầu phải trên tinh thần đổi mới.

Giám đốc bệnh viện ngoài chuyên môn ngành y cần học quản lý nhân sự, hạ tầng. Thực tế, hiện nay các giám đốc Bệnh viện đều từ chuyên môn giỏi lên, cùng lắm thêm chứng chỉ quản lý bệnh viện. Số còn lại, được đào tạo tài chính, quản trị kinh tế là rất ít.

Sắp tới, trong dự án tăng cường đào tạo với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, đào tạo đổi mới nhân lực cấp cao này, cần đào tạo hàn lâm, đào tạo quản trị bệnh viện, quản trị cơ sở.

Tổng hội Xây dựng Việt Nam vừa phê duyệt danh sách cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đợt 3 năm 2024 cho 188 cá nhân với 263 chứng chỉ, cấp lại 2 chứng chỉ cho 2 cá nhân, 4 tổ chức với 12 chứng chỉ.

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của ông Phan Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu), khi chưa có chuyên ngành xét nghiệm thì cử nhân sinh học, công nghệ sinh học và dược sĩ là những kỹ thuật viên xét nghiệm tiên phong, chủ chốt trong phòng xét nghiệm. Sau khi hoàn thành khóa bổ sung kiến thức kỹ thuật xét nghiệm 6 tháng thì được phép thi và học lên thạc sĩ xét nghiệm, sau đó được cấp bằng thạc sĩ xét nghiệm.