Chúng ta không được biết nhiều về cha mẹ của Đức Maria vì tên tuổi của các ngài không được đề cập, ngay cả trong Thánh Kinh. Truyền thống gọi tên các ngài là thánh Anna và thánh Gioakim. Những thông tin [về các ngài] chúng ta có thể tìm thấy từ các ngụy thư. Những nguồn ngụy thư thì khá nhiều và chúng bổ túc những chi tiết vốn không có trong bốn Tin Mừng. Tuy nhiên, vì chúng không thuộc về quy điển Sách Thánh nên chỉ được coi như những truyền thuyết. Tuy thế, tin mừng tiên khởi của thánh Giacôbê, được viết năm 165, nói rằng việc hạ sinh của Đức Maria là một mầu nhiệm bởi vì cha mẹ của Đức Maria đã già, và việc thiên thần tiên báo với cha của Đức Maria về việc cô được hạ sinh sau 40 ngày ông ăn chay trong hoang địa.

Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa là ai? Cha mẹ thầy là ai?

Hòa thượng Thích Pháp Hòa sinh năm 1974, hiện chưa rõ thế danh cụ thể và ngày tháng sinh của thầy. Thầy sinh ra và lớn lên trong một gia đình cơ bản, có hai người con trai, trong đó thầy là con trưởng. Gia đình của thầy vốn sinh sống lâu đời tại thành phố Cần Thơ, trước khi gia đình gặp phải nhiều biến cố quan trọng.

Hòa thượng Thích Pháp Hòa đã bộc lộ do căn duyên đối với Phật pháp ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Năm thầy 7 tuổi, thầy đã được người lớn dẫn đi chùa lần đầu. Khi nhìn thấy kiến trúc bên trong ngôi chùa, cách mà các nhà sư hành lễ và sự trang nghiêm của những bức tượng Phật dường như đã đánh thức con người thực sự của thầy.

Khi nghe thấy các vị sư thầy gọi nhau bằng pháp danh, trong lòng hòa thượng Thích Pháp Hòa cũng muốn có một tên gọi như vậy. Do đó mà thầy đã mạnh dạn hỏi trực tiếp vị hòa thượng trụ trì để xin được đặt pháp danh. Vị trụ trì đó khuyên thầy nên quy y Tam bảo và thầy đã đồng ý. Đó chính là dấu mốc cho thấy hòa thượng đã có duyên với Phật pháp như thế nào khi còn thơ bé.

Hòa thượng Thích Pháp Hòa hiện đang ở chùa nào?

Hiện nay, hòa thượng Thích Pháp Hòa đang làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện, có trụ sở nằm tại Canada. Tu viện này tại Canada là cơ sở đầu tiên của Viện Phật học, tọa lạc tại thành phố Edmonton kể từ tháng 6/1989.

Lúc mới được xây dựng, Tu viện Trúc Lâm tọa lạc tại địa chỉ 10604-108 Street, là một công trình tòa nhà với 3 tầng và 9 phòng. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động sinh hoạt Phật giáo như tu học, sinh hoạt văn hóa, giáo dục Phật học…

Cho đến năm 1992, cơ sở này đã được bán lại để chuyển về một địa chỉ khác là một nhà thờ cũ rộng hơn tại 10155-89 Street. Năm 1996, Viện Phật học đã quyết định xây dựng tu viện tại một khu đất rộng hơn tại khu trung tâm thành phố. Đó chính là tu viện ngày nay – nơi thầy Thích Pháp Hòa đang làm trụ trì, tọa lạc tại số 113288-97 Street.

Tu viện Trúc Lâm kể từ khi được xây dựng cho tới nay đã trở thành một địa chỉ Phật giáo quen thuộc và gần gũi với rất nhiều người Việt xa xứ, của đông đảo chư Tăng ni, Phật tử xa gần tìm đến.

Tuy sinh sống và hoạt động tại Canada, thầy vẫn được rất nhiều Phật tử trong và ngoài nước biết đến thông qua nhiều video bài giảng thuyết Pháp được truyền bá rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Các chư Phật tử khi muốn tìm hiểu các bài giảng Pháp của thầy Thích Pháp Hòa sẽ rất dễ dàng có thể tìm ra. Bởi những lời bình dị mang đậm bản sắc dân tộc của thầy truyền tải qua các bài thuyết pháp sẽ vô cùng dễ nghe, hấp dẫn. Điều đáng nói là sở hành, sở nguyện nơi hòa thượng rất nhiều chân thành, thiết tha vì Tam bảo mà phụng sự. Thầy Thích Pháp Hòa thường tụng Kinh Sám Hối, Chú Đại Bi… nguyện đem công đức hướng về tất cả đệ tử và chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Do vốn được bắt đầu rèn luyện suốt từ những năm thành niên, vì vậy vốn kiến thức Phật Pháp của hòa thượng Thích Pháp Hòa rất rộng. Vì vậy, thầy được đông đảo chư Tăng ni, Phật tử kính trọng. Ngoài ra, thầy còn được các Phật tử ví như “kho tàng ngôn ngữ và kinh kệ” của giới Tăng ni.

Quá trình tu hành và đạo nghiệp của hòa thượng Thích Pháp Hòa

Vào năm 1980, khi hòa thượng Thích Pháp Hòa được 6 tuổi, cha của thầy đã xa cách gia đình để sang Canada. Mãi đến khi thầy được 12 tuổi thì cả gia đình mới được bảo lãnh sang Canada để được sống cùng nhau.

Năm thầy Thích Pháp Hòa được 7 tuổi, thầy đã sớm có căn duyên đối với Phật pháp. Nhờ đó mà thầy sớm được xuất gia, có pháp danh riêng, thực hiện việc ăn chay và cúng dường Phật pháp.

Năm 15 tuổi, khi đã đủ hạnh nguyên, hòa thượng Thích Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành với Thượng tọa Thích Thiện Tâm (Hiện là hòa thượng viện chủ tu viện trúc lâm và tu viện Tây Thiên ở Canada).

Năm 1994, khi vừa tròn 20 tuổi, hòa thượng Thích Pháp Hòa đã được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai trong Đài giới đàn Hương Tích của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Năm 1999, hòa thượng Thích Pháp Hòa vinh dự được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp:

“Pháp đã trao lòng từ vàng thuở,

Hòa quang tiếp độ khắp quầng sân

Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm,

Độ hết muôn phương chốn hữu tình”

Khả năng tự học và trau dồi tốt, kết hợp với tài năng và đức độ của bản thân mà hòa thượng Thích Pháp Hòa đã có rất nhiều bước tiến lớn trên con đường phấn đấu, tu tập. Tới năm 2006, thầy đã chính thức được tấn phong làm trụ trì tại Trúc Lâm Thiền Viện (Tu viện Trúc Lâm Canada). Vào năm 2007, chỉ sau đó có 1 năm, thầy đã được giao trọng trách trụ trì Tây Phương Thiền Viện đồng thời được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu và điều tra Phật học Edmonton (Canada).

Những bài giảng hay nhất của hòa thượng Thích Pháp Hòa

Bên cạnh việc chuyên tâm tu học, trau dồi thêm kiến thức về Phật pháp, hòa thượng Thích Pháp Hòa còn dành phần lớn thời gian của bản thân để đi tới nhiều ngôi chùa trên đất Canada nhằm thuyết giảng về Phật pháp cho chư Phật tử gần xa. Nhiều bài giảng pháp của thầy được ghi hình lại và phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng, để nhiều người không có cơ hội được nghe trực tiếp vẫn có thể xem được và học tập theo.

Để gần gũi hơn với đại chúng, mỗi bài giảng pháp đều được hòa thượng Thích Pháp Hòa khéo léo lồng ghép trong một chủ đề có liên quan tới đời sống như tình yêu thương, tình cảm gia đình, lòng từ bi, sự hận thù,… Do đó, không chỉ giúp chư Phật tử có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ hơn về vấn đề trong đời sống mà còn giúp tư tưởng Phật giáo của họ được thấm nhuần một cách rõ nét và tốt nhất.

Sau đây là một số bài pháp thoại nổi bật và mới nhất của hòa thượng Thích Pháp Hòa được nhiều chư Tăng ni, Phật tử gần xa rất yêu thích, có thể kể đến gồm:

Pháp thoại này đã được hòa thượng Thích Pháp Hòa chia sẻ tại chùa Vạn Hạnh Victoria vào ngày 23/08/2020. Nhân dịp qua thăm trụ trì của Vạn Hạnh Victoria, thầy đã có buổi chia sẻ về “Ai là người niệm Phật”. Qua buổi chia sẻ, thầy đã giải thích về ý nghĩa của những câu niệm Phật quen thuộc như các câu sám hối,…

Từ vấn đề này mà thầy Thích Pháp Hòa đã suy rộng ra mục đích sám hối của đạo Phật. Qua đó giúp cho chư Phật tử có thể đi sâu vào cội nguồn nội tâm của mình. Từ đó để suy xét những hành động, ý nghĩ của bản thân. Cuối cùng, chư Phật tử có thể tìm kiếm tâm sáng suốt hiện diện trong mỗi cá nhân, con người mình.

Đây là buổi pháp thoại đã được hòa thượng Thích Pháp Hòa chia sẻ tại Chùa Nam Hòa, Saitama, Nhật Bản vào ngày 26/10/2019. Trong buổi chia sẻ này, bằng cách đặt vấn đề bằng những câu chuyện hài hước, dí dỏm, thầy đã đặt ra vấn đề: Thế nào là tu?”; “tu tập thực chất là thế nào?”; “tu tập có phải chỉ xoay quanh việc tụng kinh niệm phật trong chùa, ngồi nghe Pháp thoại hay không?”; “Làm thế nào để học tu ngay trong đời sống, để tu trở thành cần thiết như không khí, như hơi thở?”;…

Pháp thoại “Sanh tử là lẽ đương nhiên” đã được hòa thượng Thích Pháp Hòa chia sẻ tại Tu Viện Trúc Lâm vào ngày 21/6/2020. Qua bài thơ “Sanh tử lẽ đương nhiên” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy đã giúp chư Tăng ni, Phật tử giải đáp ý nghĩa của bài thơ này.

Theo như hòa thượng Thích Pháp Hoa cho biết, ý nghĩa của bài thơ muốn nói lên rằng: “Trong đời sống này chuyện sinh tử rất bình thường như mây bay trên núi, sóng vỗ ngoài khơi. Chúng ta có thắc mắc cỡ nào thì nó cũng chỉ gói gọn trong 2 chữ sinh tử.” Qua bài viết, thầy cũng muốn giúp chư Phật tử có thể hiểu rõ hơn về quy luật sinh tử để không chìm đắm, luân hồi, khổ đau nữa.

Bên cạnh những bài pháp thoại vô cùng nổi tiếng này của hòa thượng Thích Pháp Hòa. Các bạn có thể tìm kiếm dễ dàng các bài pháp thoại khác trên nền tảng các mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Youtube,…

Người Mẹ của người Việt - Mẹ Âu Cơ

Phụ nữ Việt Nam vốn cháu con Quốc Mẫu Âu Cơ, dòng dõi tiên nên nhu mì, thùy mị được tiếng là đẹp, rất đẹp, nhất là trong tà áo dài tha thướt với vành nón lá che nghiêng nghiêng mái tóc xõa bờ vai…

Trong tâm thức của mỗi người con đất Việt, Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ là khởi nguồn của người Việt. Theo truyền thuyết: Mẹ Âu Cơ vốn là con gái của Đế Lai ở động Lăng Xương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy ngày nay). Khi Âu Cơ cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm tỏa ngát, trên trời có mây lành che chở, điềm báo “Tiên nữ giáng trần”.

Âu Cơ được Lạc Long Quân kén làm vợ và đưa về núi Nghĩa Lĩnh, sau đó sinh ra bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai tại khu vực Đền Hạ (Đền Hùng ngày nay). Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên duyên phận đến đây đã hết”. Rồi Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển làm nghề chài lưới, Âu Cơ đưa 49 người con lên núi khai phá rừng hoang, để lại người con trưởng làm vua, 18 chi đời đều gọi là Hùng Vương”.

Từ huyền thoại ấy, bao đời nay, hình tượng Cha Rồng, Mẹ Tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, trở thành biểu tượng thiêng liêng về giống nòi của dân tộc mình. Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ gắn liền với sự tri ân công đức người Mẹ của muôn dân - Mẹ Âu Cơ, người đã đưa đàn con đi khai thiên phá thạch, mở mang sơn trang, bờ cõi.

Trong huyền tích, hình ảnh Mẹ Âu Cơ như bao người mẹ Việt khác, bình dị, đảm đang, chịu thương, chịu khó và rất mực yêu thương các con. Sau khi đưa các con lên núi, Mẹ Âu Cơ dạy muôn dân trồng lúa nước, nuôi tằm, dệt vải, đánh bắt cá, hái lượm… Bởi vậy, hình tượng Mẫu Âu Cơ luôn gắn với nền văn minh nông nghiệp, là người Mẹ xứ sở.

Tưởng nhớ công lao của Mẹ Âu Cơ, đồng thời để bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu đặc biệt là tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tháng 9/2001, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được khởi công xây dựng trong khuôn viên Khu Di tích và khánh thành vào tháng 1/2005. Kiến trúc đền theo kiểu chữ Đinh, quay theo hướng Đông Nam.

Tuy được xây dựng trong thế kỷ XXI nhưng đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ vẫn mang đậm nét truyền thống, mái cong hình thuyền, các cột cái, khung, sườn, mái, vách ngăn, đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, tường xây gạch Bát Tràng. Các họa tiết trang trí được mô phỏng theo các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn như hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim Lạc, nhà sàn, con thuyền...

Trong hậu cung, là nơi đặt khám thờ có tượng Mẹ Âu Cơ được đúc bằng chất liệu đồng, dát vàng bên ngoài. Tượng là sự kết tinh và hội tụ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Hiền dịu, phúc hậu, đoan trang, cùng với tâm thế bình dị, ung dung.

Hàng năm, vào các ngày lễ chính: Ngày Mẫu thăng (ngày 25 tháng Chạp); Mẫu giáng (mùng 7 tháng Giêng); ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (6/3 âm lịch) tại Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đều tổ chức lễ tiệc long trọng. Theo nghi thức truyền thống, lễ vật thường có: Bánh chưng, bánh giằng, thủ lợn, ván xôi, trầu têm cánh phượng, hoa ngũ sắc...

Muôn đời “con cháu Bà Trưng, Bà Triệu”

Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Hai chị em Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị, quê quán làng Cổ Lai, đất Mê Linh. Lúc ấy nước nhà đang bị người Hán phương Bắc cai trị bằng chính sách hà khắc khiến dân ta vô cùng khốn khổ. Rồi vào năm 40, sau Tây Lịch, Thái Thú Tô Định lại bắt giết ông Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc làm cho nợ nước chồng chất thêm thù nhà.

Bà Trưng Trắc cùng em là Bà Trưng Nhị đứng lên chiêu tập binh mã, anh hùng hào kiệt khắp nơi để đánh đuổi quân xâm lăng bạo tàn. Quân binh của Hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh, chiếm được 65 thành, đánh đuổi quân Tô Định chạy về nước.

Sau khi đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dân chúng tôn Bà Trưng Trắc lên làm Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Đến năm 42, Vua Quang Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện kéo quân qua phục thù. Trước địch quân hùng hậu, quân ta chống cự không lại nên Hai Bà đã gieo mình xuống dòng Hát Giang tuẫn tiết. Không có hình ảnh nào vừa hào hùng, vừa lãng mạn cho bằng hình ảnh của hai vị liệt nữ anh hùng gieo mình xuống dòng nước trả nợ núi sông và để lại gương “Thiên thu thanh sử hữu anh thư”.

Hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, từ năm 40 đến năm 43. Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại công nghiệp của Hai Bà bằng những vần ca dao lịch sử:

Bà Trưng quê ở Châu Phong/Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên/Chị em nặng một lời nguyền/Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân/Ngàn Tây nổi áng phong trần/Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành.

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Hán, hơn hai trăm năm sau, vào thế kỷ thứ II, có một người phụ nữ không chịu cam tâm cúi đầu làm nô lệ phương Bắc mà chỉ huy nghĩa quân đánh đuổi giặc Ngô. Người phụ nữ anh hùng đó là Triệu Thị Trinh.

Triệu Thị Trinh (còn có những tên gọi khác như Triệu Trinh Nương, Nàng Trinh hoặc là Bà Triệu) sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại vùng núi Nưa thuộc đất Trung Sơn, quận Cửu Chân (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), trong một gia đình hào trưởng. Bà Triệu mất năm 248, lúc mới 22 tuổi.

Đền thờ Bà hiện nằm trên đỉnh núi Tùng thuộc thôn Phú Điền, nay là xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia như một bằng chứng về niềm tự hào và tôn vinh người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam.

Bấy giờ nước ta nội thuộc nhà Ngô. Khi Bà Triệu bước vào tuổi thanh xuân thì cuộc hỗn chiến Tam Quốc (Ngô, Thục và Ngụy) cũng đang hồi quyết liệt nhất. Từ đất quê hương của mình, năm 248, Triệu Quốc Đạt, anh trai Triệu Thị Trinh đã đứng lên tập hợp lực lượng khởi nghĩa. Triệu Quốc Đạt không muốn em gái mới 19 tuổi của mình tham gia, bèn khuyên em ở nhà lấy chồng.

Bà Triệu cứng cỏi đáp: “Em muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”. Câu trả lời ấy đã thể hiện một khí phách anh hùng, một nhân cách ngạo nghễ hiếm có ở một người con gái.

Triệu Thị Trinh đã cùng anh tập hợp nghĩa quân trên núi Nưa rồi kéo quân đánh hãm thành ấp khiến châu quận rối động. Quan quân đô hộ nhiều lần tìm cách đánh dẹp nhưng không dẹp nổi. Ra trận Bà cưỡi voi mặc giáp vàng trông rất oai phong làm quân Ngô khiếp sợ. Nghĩa binh tôn Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Đúng lúc nghĩa quân đang hừng hực khí thế thì Triệu Quốc Đạt bất ngờ qua đời.

Không để quân sĩ mất tinh thần, Triệu Thị Trinh thay anh tiếp tục ngồi trên đầu voi chỉ huy nghĩa quân. Từ đó Bà được quân sĩ tôn gọi là Vua Bà. Và trái với ghi chép của thư tịch cổ, chân dung Bà Triệu trong tình cảm nồng hậu của các thế hệ dân gian. Theo đó, bà có một vẻ đẹp rất thánh thiện mà cũng thật đoan trang, rất thuỳ mị với mọi người nhưng cũng rất dũng mãnh với kẻ thù.

Tên tuổi và sự nghiệp của Bà Triệu đã trở nên bất diệt với “vạn cổ thử giang sơn” (muôn đời sông núi này) (Chữ của Trần Quang Khải trong bài cảm khái ông viết sau trận đại thắng quân Mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285) và mãi mãi toả sáng trong sử sách cũng như trong ký ức của các thế hệ nhân dân yêu nước:

Bà Trưng, Bà Triệu là những bậc nữ lưu anh hùng đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Thật xứng đáng:

“Phấn son tô điểm sơn hà/Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!”.

Trong tiềm thức của người Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân” và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.

Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà. Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch - ngày giỗ của bà, tại nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.